![]() |
Dân Hà Lan đổ xô đi tiêm vacxin phòng cúm. |
Ngày 16/12, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố các chính phủ phải chuẩn bị cho một đại dịch cúm chắc chắn sẽ xuất hiện. Vấn đề bây giờ không phải là khi nào nó sẽ xảy ra, mà là con người chuẩn bị đối phó thế nào.
"Đại dịch cúm là hiện tượng mang tính tự nhiên, giống như động đất vậy", ông Klaus Stohr, giám đốc Chương trình Cúm của WHO, cho biết, "Vấn đề của chúng ta bây giờ chính là sự chuẩn bị đối phó chưa chu đáo".
Cúm là một bệnh dễ lây. Hơn 100 năm qua căn bệnh này đã giết chết hàng trăm triệu người. Cúm thường bùng phát theo chu kỳ. Các nhà khoa học dự đoán chu kỳ bùng phát thành đại dịch sắp tới của nó đang đến gần.
Đại dịch cúm 1918-1919 tại Tây Ban Nha đã cướp đi sinh mạng của gần 40 triệu người trên toàn thế giới, nhiều hơn số người bỏ mạng trong Đại chiến Thế giới I. Tiếp theo đó là 2 đại dịch 1957-1958 và 1968-1969, mỗi lần giết hại hàng triệu người.
Các nhà khoa học nhận thấy rằng, những chủng virus gây chết người nhiều nhất gây đại dịch theo chu kỳ 30 năm.
WHO cảnh báo rằng, khoảng 7 triệu người sẽ chết trong đợt bùng phát dịch sắp tới. Các chính phủ cần tăng cường biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu thiệt hại về người và của. Ngoài việc sản xuất vacxin, chính quyền cần tăng cường các biện pháp giám sát. WHO cũng cho rằng các nước cần xây dựng kế hoạch hành động khẩn cấp trong trường hợp đại dịch xảy ra. Chẳng hạn như kiểm tra nghiêm ngặt tại sân bay hay áp dụng rộng rãi các quy định vệ sinh dịch tễ và cách ly chặt chẽ.
3 đại dịch cúm trong thế kỷ trước, cũng như các đại dịch ở thế kỷ 19, đã bùng phát và lây lan trên phạm vi toàn thế giới trước khi các quan chức y tế phát hiện và xác định được chủng virus gây bệnh.
Nỗi lo về một đại dịch cúm toàn cầu càng dấy lên khi các chuyên gia tìm thấy những bằng chứng cho thấy virus H5N1, cũng như nhiều chủng virus gây cúm gà khác, đã "bám trụ" khá chắc ở châu Á. Chúng có mặt ở khắp nơi, trong các đàn chim di cư và chim hoang. Nguy hiểm hơn, chúng có thể hiện diện trong vịt nuôi, loài vật sống gần con người, mà chúng ta không thể biết. Nguyên nhân rất đơn giản là khi bị cúm, vịt không hề có biểu hiện bị bệnh và cũng không chết như gà.
WHO khuyến cáo chính phủ các nước cần thúc đẩy sự phối hợp giữa ngành y tế và thú y vì virus gây cúm ở động vật có thể vượt qua được ranh giới giữa các loài, không chỉ tấn động vật mà còn tấn công cả con người.
Việt Linh (theo AP)
▪ Sẽ có Diễn đàn nhà báo viết về HIV/AIDS (07/07/2004)
▪ Cần 20 tỷ USD để điều trị bệnh AIDS vào năm 2007 (07/07/2004)
▪ Gần 23 triệu USD cho phòng, chống sốt rét (09/07/2004)
▪ Cháu bé 12 tuổi có dung mạo trung niên (17/12/2004)
▪ Nhiễm trùng gây trụy tim (17/12/2004)
▪ Phẫu thuật thành công bệnh chuyển vị đại động mạch (17/12/2004)
▪ Thực phẩm chức năng: Phổ biến kiểu quảng cáo thổi phồng! (17/12/2004)
▪ Suýt chết do bôi thuốc nổ lên vết loét (17/12/2004)
▪ Tính axit trong cơ thể - tác nhân gây lão hóa (17/12/2004)
▪ Bướu buồng trứng ở trẻ em: Triệu chứng và hướng điều trị (16/12/2004)