Chiến lược tiêm văcxin phòng cúm hiện nay là sai lầm, một loạt nghiên cứu mới đây đã chứng tỏ điều đó. Thay vì hướng đến người già, các quan chức y tế nên ngăn chặn tình trạng tử vong bằng cách tiêm chủng cho càng nhiều trẻ em càng tốt.
Nghiên cứu của Lone Simonsen, thuộc Viện Các bệnh Dị ứng và Truyền nhiễm quốc gia Mỹ, đã kết luận rằng việc tiêm văcxin phòng cúm không đạt hiệu quả đối với người cao tuổi.
Nhóm của ông đã tìm thấy tỷ lệ tử vong của người già trong mùa đông không có gì thay đổi giữa năm 1980 và 2001, mặc dù số lượng người được tiêm phòng trong thời kỳ này đã tăng vọt từ 15% lên 65%.
Điều này có thể do văcxin cúm tạo ra sự bảo vệ yếu hơn ở người già, hoặc do những người già nhất và yếu đuối nhất - những người có nguy cơ tử vong cao nhất vì cúm - lại không được tiêm chủng.
Cũng theo hai nghiên cứu khác, được thực hiện tại Đại học Emory ở Atlanta, bang Georgia (Mỹ) và Đại học Y Baylor ở Houston, bang Texas, việc tiêm chủng cho trẻ em có thể mang lại ý nghĩa hơn. Nhóm ở Baylor đã phát hiện thấy việc tiêm chủng cho 1/5 số trẻ trong một cộng đồng cũng ngăn ngừa gần 1/5 số ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở người lớn. Trong khi đó, mô hình toán học của nhóm nghiên cứu ở Emory ước đoán tiêm chủng cho 60% trẻ em Mỹ ở độ tuổi đến trường có thể giảm tỷ lệ tử vong do cúm ở nhóm người trên 65 tuổi đến 80%.
T. An (theo NewScientist)
▪ Da xơ cứng cũng gây chết người (23/02/2005)
▪ Cách dùng ngải cứu chữa bệnh (23/02/2005)
▪ Khám nha khoa miễn phí cho học sinh (23/02/2005)
▪ 'Bệnh' lạm dụng siêu âm (23/02/2005)
▪ Có thể điều trị sứt môi từ 1 tuần tuổi (23/02/2005)
▪ Lợi ích của thịt đối với trẻ (23/02/2005)
▪ Rét muộn cuối xuân và sức khỏe người cao tuổi (23/02/2005)
▪ Một số bệnh ở răng và cách phòng bệnh (23/02/2005)
▪ Chăm sóc người bị cúm (23/02/2005)
▪ Tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm tăng cao (23/02/2005)