![]() |
Cần tiến hành xét nghiệm kỹ trước khi đi đến quyết định phẫu thuật |
Vài năm gần đây, tỷ lệ TNTC trên thế giới tăng đáng kể. Thai trong ổ bụng vẫn xảy ra ở 1/10.000 đến 1/25.000 ca có thai, nhưng tiên lượng xấu hơn rất nhiều do thai có thể làm tổ ở các cơ quan trong ổ bụng (ruột, mặt ngoài tử cung, gan, lách, tỷ lệ tử vong sẽ cao gấp 5 lần so với TNTC ở vòi trứng).
Giữa quyết định mổ ruột thừa với mổ TNTC vỡ khác nhau rất nhiều vì đường mổ cần dài hơn và còn đụng chạm đến ruột nên nguy cơ bị dính ruột sau này hoàn toàn có thể xảy ra. Thành bụng đã bị cắt nên yếu hơn nhiều, không có lợi cho người mang thai khi thể tích và áp lực ổ bụng vẫn cứ tăng dần lên theo tuổi thai. Chưa kể tới những ảnh hưởng độc hại của thuốc mê lên cơ thể sản phụ và những tác động xấu tới bào thai đang giai đoạn phát triển (3 tháng đầu của phôi thai là vô cùng nguy hiểm). Chúng ta phải chờ cho đến khi sản phụ sinh nở và lúc đứa bé đã ra đời thì mới có thể biết và đánh giá hết được. |
Ruột thừa bình thường nằm ở hố chậu phải, tương đối gần với niệu quản, buồng trứng phải, đại tràng lên, túi cùng Meckel, thân động mạch chậu phải... Khi người bệnh có đau bụng ở vùng hố chậu phải người bác sĩ buộc phải nghĩ tới tất cả những khả năng này và thăm khám thật kỹ lưỡng để khỏi bị nhầm (thăm dò túi cùng âm đạo, chọc thăm dò ổ bụng...) hay làm các xét nghiệm máu, siêu âm chẩn đoán nhằm xác định lại bệnh và loại trừ các nguyên nhân khác. Việc đầu tiên phải làm là xét nghiệm chẩn đoán có thai và HCG phải (+). Do vỡ, chửa ngoài tử cung thường chảy máu nhiều (500 - 1.000 ml) nên xét nghiệm công thức máu chắc chắn sẽ thấy những biểu hiện của sự mất máu. Nếu kiểm tra kỹ bằng siêu âm trước khi mổ thì chắc chắn không thể nhầm lẫn được giữa VRT với TNTC vỡ vì hình ảnh của chúng trên siêu âm khác nhau rất xa, đó là chưa kể đến hình ảnh sốc mất máu của TNTC vỡ thì không thể có trong bệnh VRT.
Dấu hiệu | VRT cấp | TNTC vỡ |
Đau bụng | Hố chậu phải | Tại chỗ vỡ + toàn bụng |
Sốt | luôn có | |
Dấu hiệu sốc + Mạch + Huyết áp | nóng, hồng | lạnh + xanh tím + |
Siêu âm bụng | đám quánh vùng ruột thừa | Nhiều dịch máu ổ bụng |
Thăm trực tràng - Âm đạo | có thể đau | Căng phồng + |
Chọc hút ổ bụng | Máu tươi + máu cục |
Thăm trực tràng - âm đạo là một quy định bắt buộc phải có với mọi bác sĩ ngoại khoa khi bệnh nhân đau bụng mà chưa xác định được chắc chắn nguyên nhân, giúp bác sĩ loại trừ dần trong số nhiều khả năng và sẽ chắc tay hơn trước khi phẫu thuật.
Việc chẩn đoán nhầm, mổ bụng nhầm (do bệnh cảnh không điển hình, do thiếu phương tiện chẩn đoán, do trình độ và ít kinh nghiệm...) vẫn có thể xảy ra nhưng các phẫu thuật viên đều phải rất thận trọng trước khi đặt dao và khi mở bụng thấy không có TNTC vỡ thì phải cố tìm ra các nguyên nhân khác để xử lý chúng rồi đóng bụng lại ngay. Nếu không thấy gì thì cũng có thể cắt bỏ ruột thừa để dự phòng nhưng không được phép cắt bỏ buồng trứng nếu chưa được sự đồng ý của chính người bệnh từ trước đó.
Bác sĩ Việt Hà
▪ Sẽ có Diễn đàn nhà báo viết về HIV/AIDS (07/07/2004)
▪ Cần 20 tỷ USD để điều trị bệnh AIDS vào năm 2007 (07/07/2004)
▪ Gần 23 triệu USD cho phòng, chống sốt rét (09/07/2004)
▪ Chǎm sóc đôi chân mùa giá lạnh (25/12/2004)
▪ TP.HCM nghiêm cấm dịch vụ tắm trắng (25/12/2004)
▪ 50 ca cấy ghép nội tạng đầu tiên: Có thể ghép mặt mới? (25/12/2004)
▪ WHO cảnh báo nguy cơ thiếu thuốc phòng chống sốt rét (25/12/2004)
▪ Ngủ ít làm sinh nở khó (25/12/2004)
▪ 3 bí quyết trường thọ (25/12/2004)
▪ TP HCM cấm các thẩm mỹ viện tắm trắng (25/12/2004)