![]() |
Một người bán gia cầm ở Thường Tín, Việt Nam, đang kiểm tra gà. |
"Không có chuyện Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào từ chối chia sẻ mẫu bệnh phẩm ở người", Đại diện của WHO, Peter Cordingley cho biết.
Nhận định của Cordingley đưa ra ngay sau khi tạp chí khoa học nổi tiếng của Anh Nature có bài viết gây hiểu nhầm, rằng chuyên gia của WHO phàn nàn rằng các nhà khoa học và quan chức địa phương đang dành dụm thông tin và mẫu bệnh phẩm.
"Vấn đề mà các chuyên gia cúm lo lắng hiện nay là sự hạn chế về số lượng virus bắt nguồn từ các mẫu bệnh phẩm. Sản lượng virus rất thấp vì một vài lý do nào đó chưa thể giải thích", Cordingley nói.
Nature còn viết: Chuyện "từ chối chia sẻ" đồng nghĩa với việc WHO không thể nói chính xác liệu virus có đang biến đổi thành chủng nguy hiểm hơn hay không.
Thông báo của WHO hôm qua đã thừa nhận có một số "nhân viên của WHO đã góp phần" tạo nên cái được gọi là "sự hiểu nhầm" mà Nature đưa tin.
Việt Nam, quốc gia có 44 người bị cúm gà kể từ tháng 12/2004 đến nay, đã cung cấp hơn 100 mẫu bệnh phẩm lâm sàng trong năm nay - Cordingley khẳng định. Tuy nhiên, các nhà khoa học của WHO vẫn không thể thu lượm đủ thông tin để hiểu được hoạt động của virus.
"Ở bắc Việt Nam có nhiều người bị nhiễm bệnh rất nhẹ và thậm chí không thể hiện triệu chứng. Khi lấy mẫu bệnh phẩm từ những người này, chúng tôi không thể cấy một virus nào. Các phòng thí nghiệm không thể thực hiện được việc này", Cordingley nói.
Chủng virus cúm gia cầm H5N1 đã làm thiệt mạng 36 người ở Việt Nam từ cuối năm 2003 đến nay. 12 trường hợp khác được ghi nhận ở Thái Lan và 4 ở Campuchia. Vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay là H5N1 có thể đột biến và trở nên dễ dàng truyền bệnh từ người sang người, gây đại dịch toàn cầu.
Khi được hỏi liệu WHO có biết virus đang biến đổi, Cordingley thừa nhận: "Chúng tôi chưa thể làm đủ các test. Chúng tôi cần một khối dữ liệu thật đầy đủ trước khi đưa ra kết luận cuối cùng".
Mỹ Linh (theo AFP)
▪ Gia tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân ung thư vú (13/05/2005)
▪ Chất ức chế ACE có thể giúp bệnh nhân tim và thận (13/05/2005)
▪ Dùng cháo giã rượu (14/05/2005)
▪ Cảnh báo độc tố trong rượu ong đất? (13/05/2005)
▪ Vì sao cần bổ sung vitamin và khoáng chất? (14/05/2005)
▪ Phòng ngộ độc cho trẻ tại gia đình (14/05/2005)
▪ Nước biển giúp bạn khỏe đẹp (14/05/2005)
▪ Cà chua làm thuốc (13/05/2005)
▪ Nhiễm khuẩn sau sinh dễ làm chết sản phụ (12/05/2005)
▪ Trẻ khò khè không chỉ do thời tiết (12/05/2005)