Chất lượng giảm, học phí tăng Nền giáo dục đại học (ĐH) Vương quốc Anh hiện đang phải đối mặt với những mâu thuẫn khó giải, đó là nhu cầu nâng cao số lượng người có trình độ ĐH trong khi chất lượng sinh viên (SV) kém cỏi và ngân sách dành cho giáo dục (GD) bị cắt giảm. Chất lượng giảm
Sự suy giảm tính cạnh tranh trong SV song hành với sự gia tăng lượng SV nhập học tại các trường ĐH và cao đẳng Vương quốc Anh trong một thập kỷ qua làm 1/2 số người trẻ tuổi nước này có bằng ĐH. Nhưng khi các giáo sư và chủ doanh nghiệp cùng chỉ trích chất lượng SV và những người đã tốt nghiệp ĐH, thì người ta phải đặt câu hỏi liệu việc "phổ cập ĐH" có phải là sáng suốt không? Các trường ĐH và cao đẳng ở Anh đang tràn ngập SV - hiện lên tới 2,5 triệu người, tăng 12 lần so với những năm 1960, và tăng 50% trong một thập kỷ qua. Báo cáo được công bố tháng 4 của Hội Các nhà tuyển dụng cho thấy, một nửa trong số 200 doanh nghiệp hàng đầu sử dụng lao động là SV tốt nghiệp, đã tỏ ra không hài lòng với năng lực của họ. Và một nghiên cứu mới đây do ĐH Oxford và Ban Tuyển sinh ĐH (UCAS) thực hiện chỉ ra rằng, trình độ đầu vào của SV kém đến nỗi đôi khi phải kéo dài thời gian đào tạo. "Nền GD ĐH thu nhận những SV mà cách đây 20 năm chắc chắn bị loại bỏ" - Geoff Hayward, giảng viên khoa nghiên cứu GD ĐH Oxford, nói. Theo ông, một phần của vấn đề nằm ở cách mà học sinh được dạy trong trường phổ thông và được chuẩn bị quá "cẩn thận" cho các kỳ thi. Học phí tăng Tuy nhiên, những lo ngại về hiện trạng của hệ thống GD ĐH Vương quốc Anh trở nên sâu sắc hơn trong năm nay khi ngân sách cho GD buộc phải cắt giảm. Theo chân các trường ở Mỹ, Australia, và New Zealand, các trường ĐH Anh sẽ áp dụng mức học phí mới 3.000 bảng (5.200USD)/năm từ năm tới - gấp 3 lần so với hiện nay. Theo Hội SV quốc gia (NUS), điều đó sẽ chất gánh nặng lên SV tốt nghiệp một khoản nợ ít nhất lên tới 12.000 bảng (21.000USD - lưu ý SV thường vay ngân hàng để đi học), buộc một số người phải cân nhắc có nên theo học ĐH hay không. Ngay lập tức, những con số chính thức cho thấy số lượng SV nhập học năm nay đã giảm 3,4%. "Chính sách này sẽ cản trở SV vào các trường ĐH - Julian Nicholds, Phó Chủ tịch NUS, cho biết - Số lượng SV đăng ký theo học trong năm nay giảm 13.000 người, và đó chỉ có thể quy cho nỗi lo về gánh nặng nợ nần trong tương lai". Sự suy giảm này làm Chính phủ của ông Tony Blair bối rối, bởi họ đã cam kết tăng số lượng SV ĐH thêm 50% đến năm 2010 để đón trước khoảng 6,6 triệu việc làm mới sẽ được tạo ra cho những người tốt nghiệp ĐH. Theo Bộ trưởng Bộ GD Bill Rammell, điều quan trọng là "chúng ta phải tăng cường số lượng SV tốt nghiệp có trình độ cao để đáp ứng nhu cầu đó. Phần lớn các nước công nghiệp có mục tiêu tăng số lượng SV ĐH". Nhưng Alison Wolf - giảng viên ĐH King London - lại cho rằng, không có bằng chứng về việc số lượng người tốt nghiệp ĐH là quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, bởi "Thuỵ Sĩ là nước giàu nhất Châu Âu nhưng có số người tốt nghiệp ĐH ít nhất". Theo bà, nền kinh tế thị trường có khả năng lựa chọn cho mình loại nhân lực nào mà nó cần mà không cần phải dựa vào chỉ tiêu của chính phủ. Nhưng một khi các nhà tuyển chọn vẫn sử dụng bằng cấp để thanh lọc ứng cử viên thì nhu cầu có bằng ĐH sẽ vẫn tiếp tục tăng cao". H.Giang (Theo CSMonitor) |
▪ Robin Hood thời hiện đại? (14/05/2006)
▪ Cảnh sát Malaysia điều tra vụ bán đấu giá phụ nữ Việt Nam (13/05/2006)
▪ Tin vắn quốc tế ngày 13.5.2006 (13/05/2006)
▪ Ông Bush lại gặp rắc rối về vụ cho phép nghe trộm (13/05/2006)
▪ Nhà khoa học Hàn Quốc Hwang Woo-suk bị truy tố (13/05/2006)
▪ Giải thưởng môi trường dành cho một phụ nữ Peru can đảm (13/05/2006)
▪ 3 con tin ở Nigeria được trả tự do (13/05/2006)
▪ Sri Lanka: Cơ hội hoà đàm càng xa vời (13/05/2006)
▪ Quả bom dư luận lại bị kích nổ (13/05/2006)
▪ Bảo hiểm nhân viên ốm nhân World Cup (12/05/2006)