Theo báo cáo thường niên của Cơ quan Quốc gia Campuchia về công tác đấu tranh phòng, chống ma túy, vào đầu tháng 2/2016, cơ quan chức năng đã tịch thu 96 kg cocain, hơn 49 kg heroin và 1,5 tấn cần sa khô. Trong cùng thời gian, Cơ quan Trung ương Campuchia tịch thu 78 kg các chất được sử dụng trong sản xuất các loại ma túy khác nhau. Số người sử dụng ma túy thường xuyên tại quốc gia này hơn 16,5 nghìn người, trong đó, trên 7,7 nghìn người được điều trị tại các Trung tâm phục hồi chức năng trên cả nước. Số lượng người sử dụng ma túy đã có tại các vùng nông thôn và tiếp tục tăng. Methamphetamine dạng lỏng là ma túy được sử dụng phổ biến nhất, tiếp theo Methamphetamine dạng viên, sau đó là heroin.
![]() |
Bên trong một Trung tâm cai nghiện tại Campuchia. Ảnh internet |
Một số chính sách quốc gia về phòng, chống ma túy được ban hành gồm: Luật phòng, chống ma túy năm 1997 và sửa đổi năm 2005; Bộ luật hình sự năm 2009; Luật nhà tù năm 2011; Quốc hội Campuchia đã thông qua Luật kiểm soát ma túy năm 2012 và Nghị định số 01 năm 2016 của Chính phủ.
Tham gia Công ước quốc tế về kiểm soát ma túy của Liên Hợp Quốc, Ủy ban quốc gia kiểm soát ma túy, Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã triển khai Công ước này, đồng thời kết hợp việc triển khai các hiệp định song phương và đa phương với các quốc gia khác.
Trong kế hoạch chiến lược quốc gia về kiểm soát ma túy giai đoạn 2013-2015 có các mục tiêu, trong đó tập trung vào Nhu cầu giảm cung, giảm cầu; điều trị, phục hồi chức năng và tái hòa nhập; hợp tác quốc tế. Đến nay, Kế hoạch vẫn đang được triển khai. Hàng năm tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước về lĩnh vực phòng, chống ma túy.
Tại Campuchia, trong điều trị nghiện ma túy, các hình thức điều trị nghiện ma túy được áp dụng gồm điều trị nghiện dựa vào cộng đồng và điều trị cai nghiện tập trung. Trong điều trị nghiện dựa vào cộng đồng, áp dụng dịch vụ điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Mạng lưới điều trị dựa vào cộng đồng tiếp tục được mở rộng và đã có mối quan hệ chuyển gửi tới 323 bệnh viện hoặc Trung tâm y tế trong cả nước. Kết quả đã có 1.292 người nghiện được điều trị, trong đó có 1.085 người nghiện các loại ma túy tổng hợp.
Các hình thức điều trị cai nghiện tập trung chủ yếu dựa vào 7 cơ sở điều trị do nhà nước quản lý. Hiện có 2.553 người nghiện đang quản lý và tổ chức điều trị, trong đó, có 1.162 người vừa kết hợp nội trú với hoạt động tái hòa nhập với cộng đồng. Các giai đoạn của quá trình điều trị nghiện bao gồm giải độc, điều trị, phục hồi chức năng và tái hòa nhập cộng đồng, trên cơ sở tuân thủ các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế. Loại thuốc sử dụng trong điều trị là thuốc Bông sen.
Trong điều trị tự nguyện, người nghiện ma túy tự khai báo tình trạng nghiện và được chữa trị miễn phí tại Bệnh viện hoặc Trung tâm sức khỏe. Trong điều trị bắt buộc, người nghiện ma túy bị cảnh sát bắt, đưa ra Tòa xét xử, Công tố viên sẽ quyết định hình thức điều trị tại bệnh viện hay trung tâm sức khỏe.
Trên cơ sở triển khai thực tiễn, các hoạt động như truyền thông về phòng, chống ma túy hướng đến các đối tượng có nguy cơ cao, huy động các nguồn lực và sự tham gia của các tổ chức xã hội vào công tác phòng, ngừa ma túy, tiến hành các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ nòng cốt để tạo một mạng lưới tuyên truyền viên rộng khắp cả nước… có vai trò quan trọng giúp cho công tác điều trị cai nghiện đạt hiệu quả.
▪ Cảnh sát Trung Quốc giải cứu 36 trẻ em bị buôn bán (16/12/2016)
▪ Peru: Cảnh sát giả dạng ông già Noel bắt tội phạm ma túy (16/12/2016)
▪ Công chức Bỉ bị đình chỉ vì chụp ảnh khiêu dâm (13/12/2016)
▪ Nhật Bản cử chuyên gia đến Philippines nghiên cứu về trấn áp ma túy (13/12/2016)
▪ Ấn Độ: Hôn nhân sắp đặt biến phụ nữ thành 'nô lệ thời hiện đại' (12/12/2016)
▪ Nghề tiếp viên nam ở Nhật Bản (12/12/2016)
▪ Nhiều binh lính gìn giữ hòa bình bị nghi lạm dụng tình dục (09/12/2016)
▪ Hợp tác phòng, chống ma túy giữa các nước Đông Á và Mỹ La tinh (08/12/2016)
▪ Nigeria: Thu giữ hơn 56,6 kg methamphetamine tại sân bay (05/12/2016)
▪ Nghi án nha sĩ làm lây lan HIV cho các cựu chiến binh (05/12/2016)