Lao động nước ngoài ở Đài Loan: "Cuộc chiến" chống nỗi cô đơn... Phóng viên Hãng tin Mỹ AP ở Đài Loan (ĐL) hôm 5.2 đăng một bài phản ánh cuộc sống của lực lượng lao động nước ngoài (LĐNN) ở vùng lãnh thổ này. Báo Lao Động trích giới thiệu dưới đây cùng bạn đọc.
Chanchana cũng như các LĐNN khác đến từ Indonesia, Philippines, Việt Nam... là một phần của làn sóng lao động từ các nước đang phát triển tới những miền đất giàu có hơn để kiếm sống. Tại ĐL, LĐNN được đánh giá là lực lượng có phần đóng góp thúc đẩy đà tăng trưởng của nền kinh tế của vùng lãnh thổ này, dù chỉ thông qua những công việc khó nhọc và mức lương thấp mà người ĐL ít ai muốn làm. Số tiền LĐNN ở ĐL gom góp được ngày càng tăng, đạt tới mức hơn 1 tỉ USD/năm được gửi về nước. Khó khăn lớn nhất đối với LĐNN có lẽ là "cuộc chiến" chống lại nỗi cô đơn, bên cạnh những khó khăn khác như khác biệt về tập tục, đồ ăn hoặc tệ nhất là gặp phải các chủ thuê nhân công hay hãng môi giới không trung thực "xà xẻo" thu nhập của LĐNN. Tại Chungli - một thành phố công nghiệp ở phía tây Đài Bắc, LĐNN người Thái Lan, Việt Nam và Philippines thường gặp gỡ nhau tại Trung tâm Hy vọng Công nhân (HWC) để trò chuyện, trao đổi với hy vọng giúp nhau tìm được những công việc hợp lý và an toàn hơn. Nói về lực lượng LĐNN ở ĐL, linh mục Bruno Ciceri - một tu sĩ Thiên chúa giáo Italia, người suốt 20 năm qua đã rất quan tâm tới các LĐNN ở Châu Á - nêu nhận xét: Hệ thống lao động của ĐL chưa thực sự công bằng nên đã để xảy ra nhiều vụ vi phạm, nhất là về mức chiết khấu thu nhập mà các hãng môi giới việc làm được hưởng. "Trong nhiều trường hợp, các nhà môi giới chiết khấu nhiều hơn tỉ lệ họ được hưởng, song lại quên mất các bổn phận của họ với LĐNN" - linh mục Ciceri nhấn mạnh. Tuy nhiên, nhìn chung điều kiện sống của LĐNN ở ĐL đang ngày càng sáng sủa hơn, và điều này được chính các LĐNN xác nhận. Ông Chachana nói vấn đề là người LĐ chỉ "hơn hoặc kém" hài lòng với sự đối xử đối với mình cả tại nơi ở và làm việc. "Chúng tôi có chỗ trú ngụ tử tế, 5 hoặc 6 người ở trong một căn phòng tương đối rộng. Nếu làm thêm giờ, tôi có thể kiếm 625USD/tháng và sau khi khấu trừ các khoản về chăm sóc y tế, phí môi giới và thuế, tôi có thể gửi về nhà gần 1/2 số đó. Như vậy cũng chẳng đến nỗi nào". Chị Phạm Thị Xim, 27 tuổi, đến từ Ninh Bình (Việt Nam), đang chăm sóc một phụ nữ cao tuổi ở phía bắc ĐL, kể rằng tuy phải làm việc vất vả, nhưng chị vui vì kiếm được tiền gửi về giúp gia đình và chị "sẽ ở lại cho tới khi nào còn có thể"... L.L.Q (Theo AP) |
▪ Iran muốn đàm phán về chương trình hạt nhân (06/02/2006)
▪ Đại sứ quán Đan Mạch và Na Uy ở Syria bị đốt (06/02/2006)
▪ Bộ trưởng Nội vụ Lebanon từ chức vì vụ đốt sứ quán Đan Mạch (06/02/2006)
▪ Hamas bàn phương sách xây dựng chính phủ mới (06/02/2006)
▪ Nỗ lực phun nước cứu hoả làm tàu chìm (06/02/2006)
▪ Luôn tự hào vì đã chọn VN (06/02/2006)
▪ HÌNH ẢNH & SỰ KIỆN (06/02/2006)
▪ Tivi màn hình plasma lớn nhất thế giới (07/02/2006)
▪ Nỗi đau của ông Thaksin (06/02/2006)
▪ Người dân Châu Á đón Tết Bính Tuất (27/01/2006)