Phát hiện mới về sự sống ngoài trái đất
Tháng 7.2005, tàu vũ trụ Cassini của Mỹ và Châu Âu bất ngờ chụp được hình ảnh những chùm tia nước và tinh thể băng bắn lên trên bề mặt vùng cực nam của Enceladus, khiến giới thiên văn học khấp khởi hi vọng rằng họ sẽ tìm thấy sự sống ở đây. Kết quả nghiên cứu bước đầu về Enceladus, được đồng loạt đăng tải trên tạp chí Science số đầu tháng 3 vừa qua. Nước và chất hữu cơ - hai yếu tố cần có cho mọi loài sinh vật sống - đều có ở Enceladus. Trong những tia nước bắn lên từ các mạch nước ngầm có chứa methane, CO2 và propane. Yếu tố thứ 3 - năng lượng để duy trì quá trình trao đổi chất của cơ thể sống - có thể tồn tại trong những mạch thuỷ nhiệt dưới đáy của túi nước dưới bề mặt Enceladus. "Tôi sẽ không ngạc nhiên, nếu như tới đây cực nam Enceladus sẽ nhộn nhịp với những đoàn thám hiểm từ trái đất" - Carolyn Porco, phụ trách nhóm chụp ảnh của tàu Cassini, đồng thời là tác giả của một nghiên cứu về Enceladus trên tờ Science, nói. Hệ thống sao Thổ cách Mặt trời 1,4 triệu năm ánh sáng, vì vậy ít có khả năng ánh sáng mặt trời "hâm nóng" hành tinh này. Đã có một số nhà khoa học giả thuyết rằng Enceladus là một mặt trăng bất đối xứng, với lõi nóng chảy nhỏ nằm lệch tâm về phía cực nam, khiến cho các vùng nóng lại tập trung tại vùng cực nam, và Enceladus có những túi nước trong lòng đất thay vì một đại dương trên bề mặt. Nhưng khi đó, lại có một câu hỏi khác là tại sao lõi của Enceladus lại nằm lệch tâm! |
▪ Ông Putin thăm chùa Thiếu Lâm (25/03/2006)
▪ FBI lẽ ra đã bắt được 11 thủ phạm vụ 11.9 (25/03/2006)
▪ Belarus: Cảnh sát bắt hàng trăm người biểu tình (25/03/2006)
▪ Châu Âu cũng cần cải cách giáo dục (26/03/2006)
▪ Ông Chirac "dỗi" (25/03/2006)
▪ Hàn Quốc có nữ Thủ tướng đầu tiên (25/03/2006)
▪ Đại sứ Việt Nam tại LHQ Ngô Quang Xuân: Sự ổn định của kinh tế VN tạo thế và lực trong đàm phán (25/03/2006)
▪ Đạo Phật trong nghệ thuật của Shechet (26/03/2006)
▪ Thuế đũa (24/03/2006)
▪ Cú ngã điêu luyện (24/03/2006)