Quá trình bình thường hoá quan hệ Mỹ - Việt gần như hoàn tất Các báo lớn, các kênh truyền hình và hãng tin lớn của Mỹ và nhiều nước khác như The New York Times, Washington Post, CNN, AP, Reuters, AFP... đều đưa tin về thoả thuận WTO Mỹ - Việt Nam (VN). Thượng nghị sĩ Baucus: Thúc đẩy bỏ phiếu PNTR Ông Baucus nhận xét: "Thoả thuận này sẽ mở rộng cửa thị trường VN hơn cho các sản phẩm của Mỹ... Thoả thuận yêu cầu VN giảm thuế cho các hàng hoá chủ yếu của Mỹ, kể cả thịt bò của bang Montana". Nó cũng sẽ giúp cho các công ty Mỹ được tiếp cận nhiều hơn với thị trường sôi động về ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông và các dịch vụ khác cũng như thị trường bán lẻ của VN. "Khi thoả thuận được ký kết giữa Mỹ và VN - có thể là vào tháng tới, người ta chờ đợi cả hai bên đều có lợi" - Hãng tin Mỹ AP viết trong một bản tin ngày 15.5. Theo AP, cả hai bên sẽ phải hoàn thành quá trình tham vấn tư pháp trước khi chính thức hoàn thành hiệp định. AP cho biết, 94% hàng hoá chế tạo của Mỹ nhập vào VN sẽ chịu mức thuế từ 15% trở xuống. Các thiết bị xây dựng, dược phẩm và máy bay chịu thuế từ 0 đến 5%. Cơ chế bắt buộc đối với hàng dệt may VN Theo bà Virginia Foote - Chủ tịch Hội đồng Thương mại Việt - Mỹ, quá trình đàm phán diễn ra rất căng thẳng với ba đêm liền làm việc tới tận khuya, đàm phán đặc biệt căng thẳng về hai vấn đề: Trợ giá không được phép và hàng dệt. Nhưng bà Foote cho rằng, nếu cân nhắc kỹ, đây là một thoả thuận cực kỳ quan trọng với cả hai bên. Dệt may vốn là vấn đề gai góc nhất giữa hai bên. Theo hiệp định về dệt may song phương, hạn ngạch hàng dệt và quần áo nhập từ VN hiện nay sẽ hết hạn khi VN gia nhập WTO. Về thoả thuận dệt may trong đàm phán WTO, bà Foote cho biết: Đáp lại yêu cầu của Mỹ, VN đã đồng ý xoá bỏ trợ giá không được phép đối với hàng dệt. Theo USTR, trong năm đầu tiên gia nhập, sẽ có một cơ chế bắt buộc chưa từng có tiền lệ để bảo đảm rằng VN tuân theo các cam kết xoá bỏ trợ giá. Theo cơ chế này, nếu Mỹ cho rằng có hình thức trợ giá không được phép nào đó vẫn còn chưa được xoá bỏ, Mỹ có thể tham vấn VN. Nếu quá trình tham vấn không đưa ra được giải pháp, vấn đề sẽ được nêu ra trước một trọng tài được chỉ định thông qua WTO. Trọng tài này sẽ có phán quyết trong vòng 120 ngày. Nếu phán quyết nói rằng VN đã vi phạm, Mỹ có quyền tái áp đặt hạn ngạch trong một năm ở mức tính đến cả sự gia tăng xuất khẩu. Tuy nhiên, vào cuối năm đầu tiên VN gia nhập, cơ chế đặc biệt này sẽ hết hạn và bất kỳ hạn ngạch tái áp đặt nào cũng hết hạn sau năm đầu tiên. Sẽ không có cơ chế bảo vệ kiểu Trung Quốc nào đối với VN. V.N tổng hợp |
▪ Ăn trộm bị mắc trong ống khói (15/05/2006)
▪ Indonesia: Hàng nghìn người tránh xa núi lửa (15/05/2006)
▪ Robin Hood thời hiện đại? (14/05/2006)
▪ Chất lượng giảm, học phí tăng (14/05/2006)
▪ Khoa học cho người nghèo (14/05/2006)
▪ Người Nhật phải đổi thói quen dùng đũa (15/05/2006)
▪ Bạo loạn ở Brazil, ít nhất 30 người chết (15/05/2006)
▪ Vụ rò rỉ danh tính điệp viên CIA (Mỹ): Phó Tổng thống Cheney có dính líu (15/05/2006)
▪ Đạt được thoả thuận chạy thử nghiệm tuyến đường sắt liên Triều (15/05/2006)
▪ BBC thuê riêng một hòn đảo ảo (15/05/2006)