Bà Sarah Palin, ứng viên phó tổng thống của đảng Cộng hòa, kêu gọi NATO kết nạp Gruzia, đồng thời tuyên bố Mỹ có thể sẽ phải giao chiến với Nga nếu Matxcơva lại tấn công nước đồng minh của họ ở vùng Kavkaz.
> Ảnh nữ phó tướng xinh đẹp Sarah Palin / 'Hội chứng Palin' tại Mỹ
![]() |
Ứng viên phó tổng thống Mỹ Sarah Palin. Ảnh: Reuters. |
"Chúng ta cần phải để mắt tới Nga, vì việc Nga vô cớ xâm lược một quốc gia dân chủ nhỏ hơn là không thể chấp nhận được", bà Palin phát biểu về cuộc khủng hoảng tại Gruzia trong cuộc phỏng vấn đầu tiên kể từ khi trở thành ứng viên phó tổng thống, hôm qua.
Ứng viên phó tổng thống Mỹ cho rằng, Gruzia nên được kết nạp vào NATO. Khi được hỏi liệu Mỹ có trách nhiệm bảo vệ Gruzia nếu Nga tiến quân vào nước này một lần nữa hay không, bà trả lời: "Có lẽ vậy. Ý tôi là khi anh là một thành viên của NATO, nếu một quốc gia khác bị tấn công anh sẽ phải sẵn sàng chấp nhận hỗ trợ".
"Chúng ta phải cực lực phản đối chuyện nước lớn xâm lược các quốc gia dân chủ nhỏ hơn", Palin nói thêm. "Trong trường hợp này, ta phải ủng hộ Gruzia". Bà cũng kêu gọi khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) kết nạp Gruzia, một quốc gia thuộc Liên Xô trước đây.
Những bình luận của Palin được đưa ra cùng ngày khi Thủ tướng Nga Vladimir Putin tuyên bố Matxcơva không muốn xâm phạm chủ quyền của nước láng giềng. "Chúng tôi không mong muốn hay lý do để xâm phạm chủ quyền của các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ", Putin nói. "Chúng tôi không có tham vọng đế quốc".
Tại một hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 4, NATO quyết định hoãn kết nạp Gruzia và Ukraina vào khối liên minh này, song hứa sẽ xem xét vấn đề trên vào tháng 12 tới. Còn cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 4/11. Các cuộc trưng cầu gần đây cho thấy phe Cộng hòa đang dẫn điểm trước đảng Dân chủ nhờ sự xuất hiện của bà Palin.
Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa John McCain đã gây bất ngờ cho chính trường Mỹ, khi quyết định chọn nữ thống đốc bang Alaska Sarah Palin làm người liên danh để cùng chạy đua vào Nhà Trắng. Đối thủ của bộ đôi McCain-Palin là liên danh của phe Dân chủ Barack Obama và Joseph Biden.
Trước đó, Nga đã tiến hành chiến dịch quân sự kéo dài năm ngày để "buộc Gruzia chấp nhận hòa bình" sau khi Tbilisi tấn công vùng ly khai Nam Ossetia, hôm 7/8. Phần lớn dân cư Nam Ossetia có hộ chiếu Nga. Hôm 26/8, Matxcơva công nhận độc lập của cả hai tỉnh ly khai Nam Ossetia và Abkhazia, bất chấp sự lên án của phương Tây.
Cuộc chiến Nga - Gruzia |
Đêm 7/8: Gruzia khai mào cuộc chiến khi bất ngờ tấn công tổng lực nhằm tái chiếm Nam Ossetia. Ngày 8/8: Matxcơva động binh vì có các binh sĩ hòa bình Nga và thường dân mang quốc tịch Nga thiệt mạng ở Nam Ossetia. Ngày 9/8: Nga giành lại quyền kiểm soát thủ phủ Tskhinvali, oanh kích thành phố Gori của Gruzia. Tbilisi ban bố tình trạng chiến tranh trên cả nước. Ngày 10/8: Gruzia rút toàn bộ quân khỏi Nam Ossetia và kêu gọi ngừng bắn. Nga triển khai tàu chiến áp sát Gruzia. Ngày 11/8: Cuộc chiến lan rộng sang Abkhazia. Nga cho bộ binh xâm nhập lãnh thổ phía tây Gruzia. Ngày 12/8: Nga ngừng chiến dịch vì cho rằng Gruzia "đã bị trừng phạt đích đáng". Ngày 13/8: Nga và Gruzia đồng ý với kế hoạch ngừng bắn do Pháp đề xuất. Ngày 26/8: Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ký sắc lệnh công nhận nền độc lập của hai vùng ly khai Abkhazia và Nam Ossetia. |
Hải Ninh (theo RIA Novosti)
▪ Bão Ike tấn công nước Mỹ (13/09/2008)
▪ Đánh bom ở Iraq, 32 người chết (13/09/2008)
▪ Mỹ tuyên bố tiếp tục truy lùng trùm khủng bố bin Laden (13/09/2008)
▪ Nga đẩy mạnh hiện đại hoá quân đội (13/09/2008)
▪ Nga “chảy máu” vốn đầu tư nước ngoài (13/09/2008)
▪ Các tỷ phú được bảo vệ như thế nào? (12/09/2008)
▪ Máy bay ném bom Nga sẽ sớm rời Nam Mỹ (12/09/2008)
▪ Những điều vô lý có thật ở cường quốc "Hoa hậu" (12/09/2008)
▪ 2008 - Năm chết chóc nhất của quân Mỹ ở Afghanistan (12/09/2008)
▪ 2 máy bay ném bom Nga đã tới Nam Mỹ (11/09/2008)