Viện Bảo tàng hầu tòa vì mua đồ cổ mất cắp
Các Website khác - 23/11/2005

Một nhà bảo dưỡng nghệ thuật danh tiếng của Mỹ sắp sửa hầu tòa vì những cáo buộc mua cổ vật trộm cắp. Dường như đây không phải là trường hợp đầu tiên của các viện bảo tàng danh tiếng

Thông thường giám đốc các viện bảo tàng (VBT) thích những kiệt tác trưng bày của họ thu hút khách đến tham quan càng đông càng tốt, nhưng họ không bao giờ dám nói rằng, chúng có phải là đồ bị trộm cắp hay không. Ấy thế mà đó lại là vấn đề cân não hiện tại đối với những VBT tầm cỡ của Mỹ. Marion True, một cựu bảo dưỡng mỹ thuật của Getty, sắp phải hầu tòa tại Ý về các cáo buộc rằng, chính bà ta giúp VBT này có được những kiệt tác bị đánh cắp.

Nắm trong tay thông tin mới từ những hồi ức của một tay buôn lậu nghệ thuật, Chính phủ Ý muốn đòi lại ít nhất 42 món trong bộ sưu tập Getty. Còn VBT Metropolitan phải hoàn trả một siêu báu vật trong bộ sưu tập của họ, chiếc độc bình trang trí có từ thế kỷ thứ VI trước công nguyên. Ý muốn MFA hoàn trả tối thiểu 22 món, kể cả một bình hoa Hy Lạp rất đắt với giá 2.500 tuổi.

Những tiết lộ mới này khiến công chúng cảm thấy bàng hoàng, nhưng chuyện đòi những báu vật bị mất cắp như thế trong thế giới nghệ thuật giống như gió vào nhà trống vậy.

Thời vàng son dùng luật sở tại của các bảo tàng danh tiếng đã chấm dứt. Đa số các quốc gia trên thế giới đều có luật xuất khẩu tác phẩm nghệ thuật. Món được xem là hợp pháp nơi này có thể không hợp pháp ở nơi khác, thậm chí nếu nơi đó là hợp pháp cũng không hợp đạo lý. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực nghệ thuật nói sự kiện Ý càng làm cho khoảnh khắc này trở thành quyết định. Theo Thomas Hoving, cựu giám đốc VBT nghệ thuật Metropolitan, từ nay trở đi, các VBT sẽ rất khó ăn nói với những cổ vật có vấn đề trong những bộ sưu tập của họ.

Thời xưa, các chuyên gia VBT nghệ thuật thường tìm hiểu “nguồn” của một món cổ vật trước khi quyết định mua chúng. Thế nhưng ngày nay, chính các chuyên gia cũng bị “nguồn” của những cổ vật ấy lừa cho tơi tả. Tranh vẽ, họa phẩm và những tác phẩm mỹ thuật khác nói chung được thống kê và quản lý rất chặt chẽ. Nhưng với những cổ vật khai quật từ lòng đất thì... chịu thua. Thị trường chợ đen ngày càng thịnh phát luôn săn lùng những thứ như thế - đến từ những nơi khảo cổ hay khai quật không được canh phòng cẩn mật. Những kẻ bán chúng đôi khi tráo cả hàng giả vào. Chính vì thế, các VBT thường vào phe thứ ba (trung gian) như tay môi giới nghệ thuật Hicham Aboutaam, đồng sáng lập Công ty Phoenix Ancient Art (có văn phòng đại diện tại New York và Geneva). Ông này thú nhận có rất nhiều người mang đến văn phòng của ông bán những món thừa tự quý báu của dòng họ.

Aboutaam kể: “Năm ngoái, một phụ nữ trạc 80 tuổi, cầm 2 món bước vào văn phòng gặp tôi và bảo bố chồng của bà đã lấy chúng từ một mộ tháp Vua Tutankhamen. Theo lẽ tự nhiên, tôi cười tỏ ý không tin. Nhứng sau khi điều tra tôi mới biết chuyện đó có thật”. Aboutaam phát hiện bà ta là con dâu của Frank Compton, tác giả của quyển tự điển bách khoa toàn thư mang tên ông. Trong thời gian khai quật mộ Tut, Frank Compton đang nghiên cứu những chủ đề về Ai Cập.

Theo An ninh Thế giới