Cần lắm chợ cầu thủ Ngọc Tú Chuyển nhượng chuyên nghiệp ở Việt Nam có chưa? Chưa, dù hoạt động này đã diễn ra như một cái chợ. Đã đến lúc, LĐBĐVN phải ra tay quản lý, định ngày diễn ra các phiên chợ, tổ chức hẳn một cái chợ ở một nơi cố định (Hà Nội hoặc TPHCM) để các đội bóng đến đó thảo luận, mua bán cầu thủ. Nếu bóng đá chuyên nghiệp coi cầu thủ là hàng hoá thì tại sao lại không có chợ để bán hàng?
Những vụ thương lượng cầu thủ ở đây từ lâu đã là một thứ gì đó mờ ám như đi đêm, giá trị cầu thủ không có một cơ sở nào để định ra giá sàn và giá trần, và điều đặc biệt là trên các phương tiện thông tin đại chúng, chưa bao giờ thấy danh sách của các cầu thủ được CLB cần bán, cần cho mượn, sắp hết hợp đồng, đưa ra các thống kê so sánh và dự đoán. Việc công khai danh sách những giá trị và thời hạn hợp đồng là điều bắt buộc đối với các nền bóng đá phát triển để minh bạch về chuyện đóng các loại thuế thu nhập, đồng thời để công chúng biết rõ các cầu thủ có xứng đáng với số tiền bỏ ra hay không. Các CLB cũng phải công khai tài chính thông qua kiểm toán, để khẳng định họ có đủ tiền bạc và tham gia chuyển nhượng hay không. Các LĐBĐ QG đều quy định các CLB chỉ có thể mua cầu thủ nếu họ không nợ quá 25% doanh thu và những ai không đạt tiêu chuẩn đó phải bán để cân bằng thu chi. Phán quyết Bosman làm rung chuyển bóng đá Châu Âu, là một bước mạnh hơn nữa trong việc thương mại hoá bóng đá, khi tạo cơ hội cho các cầu thủ nhiều quyền tự do chuyển CLB, có quyền lực lớn hơn và do đó dễ dàng phát sinh những mức lương khổng lồ và những vụ chuyển nhượng khổng lồ. Loại trừ Chelsea không hề tiếc tiền trong những vụ mua bán lớn và vô hình trung đẩy giá cầu thủ cao đến mức phi lý, nhưng bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam mới chỉ manh nha và dường như các cơ quan quản lý chưa có một biện pháp nào để đối phó với tình trạng "giá trị ảo" của cầu thủ. Điều này, người Italia đã làm theo kiểu mafia: Do làm ăn thua lỗ, lương cầu thủ quá cao, người ta đã nghĩ đến việc lừa dối tất cả bằng cách định giá trị cầu thủ rất cao, với sự tiếp tay của các ngân hàng để cộng vào sổ sách kế toán của CLB. Định giá ảo càng cao thì các CLB đang lỗ thật sẽ có một con số thâm hụt đỡ nặng nề hơn. Lấy gì đảm bảo điều này không xảy ra ở Việt Nam? Cụ thể, nếu Duy Hoàng từ SĐ-NĐ về GĐ-LA với giá 1,7 tỉ thì theo cơ sở nào để định giá? Tại sao không là 2 tỉ, 3 tỉ hay chỉ là 200 triệu? Dĩ nhiên các CLB không điên để đổ ra một khoản tiền lớn cho một cầu thủ vô giá trị, nhưng nó phải có những căn cứ để định giá. Tại Châu Âu, giá cầu thủ do thị trường, nhu cầu của các CLB và cả cầu thủ (chủ yếu là các cầu thủ ngôi sao), nhưng luôn phải theo các quy định của FIFA áp dụng cho tất cả các nước thành viên. Một điều cơ bản: Nếu một CLB V-League đòi CLB muốn mua người của mình với giá 1 tỉ thì cho rằng 500 triệu trong đó là tiền đào tạo. Điều đó sai luật, vì FIFA xếp Việt Nam vào nhóm 4 trong danh sách chế độ bồi thường tiền đào tạo với chi phí sàn chỉ là 2.000USD mà thôi. LĐBĐVN biết điều này, vì FIFA đã gửi cho tất cả các LĐBĐ thành viên "Quy chế chuyển nhượng sửa đổi" của họ từ đầu năm nay!
|
▪ LG - Cúp TPHCM 2005: Chỉ là dịp cọ xát (15/09/2005)
▪ Về vụ Đông Á Pomina: "Hết khả năng lật ngược tình thế" (15/09/2005)
▪ Champions League: Làm quen với thất bại (15/09/2005)
▪ Giám đốc điều hành (15/09/2005)
▪ Quanh việc chọn VĐV cho đội Tuyển Taekwondo: Không thể bất công với Anh Tuấn (15/09/2005)
▪ Vòng đấu của những chiếc thẻ đỏ (15/09/2005)
▪ HLV Ferguson: Rooney đáng bị đuổi! (15/09/2005)
▪ V-League 2006 nên có 14 đội (15/09/2005)
▪ Không có chuyện hoãn V-League 2006! (15/09/2005)
▪ Cúp FA Anh đến VN (15/09/2005)