Goal-line (hay còn gọi là Goal Decision System) là phương pháp sử dụng công nghệ máy tính để xác định bóng đã hoàn toàn vượt qua đường biên ngang hay chưa. Mục tiêu của công nghệ này không phải để thay thế vai trò của các trọng tài mà chỉ có tác dụng hỗ trợ họ. Hiện có hai nhà sản xuất cung cấp công nghệ Goal-line là Goal Control của Đức và Hawk-Eye của Anh. Ngoài bóng đá, các hệ thống như vậy còn được sử dụng trong nhiều môn thể thao khác như tennis, bida, bóng bầu dục...
Kết quả phân tích sẽ được gửi đến thiết bị đeo cho trọng tài.
Liên đoàn bóng đá châu Âu - UEFA, đã quyết định sử dụng Hawk-Eye, sản phẩm của Basingstoke cho Euro 2016 diễn ra tại Pháp. Công nghệ này cũng sẽ được áp dụng cho Champions League từ cuối năm nay. Trước đó, một số giải đấu quốc nội cũng sử dụng như Premier League của Anh (từ năm 2013) và Bundesliga của Đức (từ năm 2015). Liên đoàn bóng đá thế giới - FIFA từng thử nghiệm Goal-line ở World Cup 2012 ở Nhật trước khi chính thức sử dụng ở World Cup 2014 tại Brazil.
Hawk-Eye là một hệ thống phức tạp kết hợp dữ liệu từ các máy quay độ nét cao, cảm biến và hàng loạt máy tính. Sản phẩm được phát triển bởi Paul Hawkins tại Anh từ năm 1999 trước khi được sử dụng lần đầu vào năm 2001. Mục đích ban đầu là phục vụ cho các trận đấu môn bóng gậy (Cricket) được truyền hình. Sau này nó mới được phát triển cho các môn thể thao khác mà phổ biến nhất là tennis.
Hệ thống sử dụng 6 đến 7 máy quay cho mỗi cầu gôn.
Hệ thống hoạt động thông qua 6 hoặc 7 máy quay cho mỗi cầu gôn thường được gắn ở mặt dưới của mái các sân vận động cho phép theo dõi bóng ở các góc độ khác nhau. Các video từ những máy ảnh phối hợp theo hình tam giác và tạo thành một quỹ đạo 3 chiều của quả bóng. Các máy quay được sử dụng có độ nét và tốc độ khung hình mỗi giây rất cao nhằm bắt được hình ảnh trái bóng. Ngay cả khi một số góc máy bị chặn do cầu thủ đứng khuất tầm quay, phần mềm máy tính vẫn có thể tính toán quỹ đạo bóng hoặc vị trí chính xác thông qua các máy quay còn lại.
Kết quả sau khi được hệ thống máy tính xử lý sẽ gửi trực tiếp hoặc gián tiếp tới trọng tài thông qua một thiết bị đeo. Hệ thống Hawk-Eye được coi là không thể nhầm lẫn với độ chính xác trong ngưỡng 5 mm.
Tuy nhiên, vẫn có những tranh cãi trong việc sử dụng công nghệ Goal-line. Ngoài lý do chi phí tốn kém, sự can thiệp sâu vào máy móc vô tình làm mất đi yếu tố con người dù các nhà tổ chức luôn khẳng định hệ thống chỉ giúp đỡ các trọng tài trong việc đưa ra quyết định. Ngoài ra, việc phải quay chậm lại (replay) cũng sẽ khiến các trận đấu không liền mạch. Cựu chủ tịch FIFA, ông Sepp Blatter cũng từng cho rằng "tranh cãi về những tình huống, sai lầm cũng là một phần thú vị của bóng đá".
▪ Bị cầm hòa, Quang Liêm vẫn đứng đầu bảng nam Giải vô địch châu Á (31/05/2016)
▪ 23 VĐV dự Olympic London 2012 dương tính với doping (30/05/2016)
▪ Federer đến Việt Nam và bí ẩn cuộc đua ghế Chủ tịch VTF (24/05/2016)
▪ Cơn ác mộng kéo dài của hot girl bóng chuyền Âu Hồng Nhung (23/05/2016)
▪ Bị ăn trộm đôi chân giả, VĐV khuyết tật tá hỏa kêu gọi cư dân mạng giúp đỡ (16/05/2016)
▪ VĐV Hàn Quốc mặc đồng phục chống muỗi ở Olympic 2016 (29/04/2016)
▪ HLV Guardiola 'xin lỗi' Ronaldo vì Bayern loại Benfica (14/04/2016)
▪ Tổng quan trước mùa giải sân đất nện (11/04/2016)
▪ Nữ đô vật Nguyễn Thị Lụa từ bi kịch SEA Games tới kỳ tích Olympic (09/04/2016)
▪ Novak Djokovic quyết săn hat-trick ATP 1000 (08/04/2016)