Từ năm 2011 đến nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 2 cơ sở điều trị Methadone tại TP.Vũng Tàu và huyện Long Điền. Đây là chương trình được đánh giá cao về hiệu quả, góp phần quan trọng trong công tác phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn.
BS. Bùi Minh Kha, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh cho biết, chương trình điều trị Methadone thời gian qua đã mang lại những hiệu quả rõ rệt cho người nghiện. Phần lớn bệnh nhân sau khi tham gia điều trị Methadone không còn sử dụng ma túy, duy trì liều Methadone ổn định, cải thiện sức khỏe. Nhiều bệnh nhân đã tìm được việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Theo đánh giá từ phía gia đình các bệnh nhân, sau khi tham gia chương trình điều trị Methadone, bệnh nhân có thái độ sống tích cực, sống lành mạnh, biết quan tâm đến các thành viên trong gia đình, sống có ý thức, trách nhiệm hơn với bản thân và gia đình.
Chương trình điều trị Methadone đã cải thiện cuộc sống cho những người nghiện ma túy, giúp giảm thiểu lây nhiễm mới HIV trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện những khó khăn, thách thức chương trình đang phải đối mặt, đó là: Chương trình gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý người nghiện tại cộng đồng, bệnh nhân tham gia điều trị tại các cơ sở còn ít.
Theo BS. Bùi Minh Kha, tỉnh triển khai 2 cơ sở điều trị Methadone để tiếp nhận 1.200 bệnh nhân theo Quyết định 1008/QĐ-TTg ngày 20/6/2014 của Chính phủ là chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong khi đó, các dự án quốc tế ngày càng giảm dần tài trợ dẫn đến kinh phí thực hiện chương trình Methadone gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới, nếu không có phương án kịp thời cần phải xây dựng đề án triển khai cơ sở mới, chuẩn bị nguồn nhân lực, vật tư, trang thiết bị… để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân tham gia điều trị.
Từ tháng 4/2013, Ban quản lý dự án Quỹ toàn cầu Trung ương không còn hỗ trợ các chi phí liên quan đến xét nghiệm, chi phí vận hành cơ sở điều trị… mà chỉ hỗ trợ thuốc Methadone. Sở Y tế tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh về việc tăng cường công tác triển khai chương trình Methadone trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND các huyện, thành phố nơi triển khai chương trình, bố trí hỗ trợ nguồn kinh phí cho hoạt động xét nghiệm, chi phí vận hành…
Do đó, để duy trì hiệu quả chương trình, trong thời gian tới, khi các dự án quốc tế ngưng hoàn toàn, cần phải thực hiện xã hội hoá chương trình điều trị Methadone, tức là có sự chia sẻ một phần kinh phí từ phía bệnh nhân và bảo hiểm y tế.
BS. Bùi Minh Kha cho biết, hiện đề án xã hội hóa đang xin chủ trương của UBND tỉnh để thực hiện. Khi thực hiện xã hội hóa chắc chắn sẽ có nhiều thách thức vì phần lớn bệnh nhân đều có hoàn cảnh khó khăn, việc thu phí chắc sẽ gặp trở ngại, nên cần phải có những giải pháp để tiếp tục khắc phục những thách thức trong công tác này.
▪ Thái Nguyên: Gần 600 người được cai nghiện bằng thuốc Cedemex (09/05/2016)
▪ Bước phát triển vượt bậc trong xét nghiệm virus HIV (27/04/2016)
▪ Thuốc phối hợp mới trị HIV (20/04/2016)
▪ NĂM 2017 SẼ CÓ THUỐC TIÊM MỖI TUẦN MỘT LẦN ĐIỀU TRỊ CHO NGƯỜI NHIỄM HIV (18/04/2016)
▪ Trung Quốc biến đổi gen phôi thai người đế kháng HIV, kết quả thất bại (12/04/2016)
▪ Liệu pháp dao phân tử hy vọng điều trị dứt điểm HIV/AIDS (11/04/2016)
▪ Người tìm ra HIV tin chắc sẽ có thuốc chữa AIDS (08/04/2016)
▪ Giá thuốc điều trị HIV sẽ tăng mạnh sau TPP (05/04/2016)
▪ Lôi HIV ra khỏi nơi ẩn náu (04/04/2016)
▪ Phát hiện thuốc diệt vi rút mới từ … chuối (04/04/2016)