![]() |
Ảnh minh họa |
Nghiên cứu tập trung vào loại protein được gọi là “banana lectin” (lectin chuối, một loại protein có gắn với gốc đường), hay còn gọi là BanLec.
Nhóm nghiên cứu này gồm 26 nhà khoa học quốc tế đến từ các nước Đức, Ireland, Canada, Bỉ và Mỹ đã hợp tác với nhau trong nhiều năm để tìm ra chính xác công dụng kháng virus của BanLec và tạo nên một phiên bản tốt hơn của loại protein này.
5 năm trước, các nhà khoa học đã chỉ ra loại lectin này có khả năng ngăn virus HIV xâm nhập vào các tế bào. Tuy nhiên, các tác dụng phụ kèm theo của nó đã gây hạn chế mặt lợi ích này.
Trong nghiên cứu mới công bố, các nhà khoa học cho biết, đã tạo ra được một dạng thức BanLec mới vẫn có khả năng chống virus ở chuột, nhưng lại không còn chứa thuộc tính gây kích ứng hay những sưng viêm không mong muốn như trước.
Giới khoa học đã bóc tách thành công hai thuộc tính đối lập của BanLec bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng các phân tử của loại protein này và phát hiện ra yếu tố gây ra tác dụng phụ. Sau đó họ sử dụng các biện pháp biến đổi gene để tạo nên phiên bản BanLec mới gọi là H84T.
Kết quả là dạng thức BanLec mới đã chứng tỏ có khả năng chống lại những loại virus gây các bệnh như AIDS, viêm gan C và cảm cúm mà không hề có tác dụng phụ đi kèm. Họ cũng nhận thấy H84T BanLec còn giúp bảo vệ chuột không bị nhiễm virus cúm.
▪ Phú Thọ: Điều trị Methadone đạt 91,2% chỉ tiêu chính phủ giao (25/03/2016)
▪ Thách thức lớn đối với mục tiêu 90% người nhiễm HIV được điều trị ARV (25/03/2016)
▪ Các nhà khoa học Nga đã tiến tới giai đoạn 2 thử nghiệm lâm sàng vắc-xin chống HIV và AIDS (22/03/2016)
▪ Triển vọng về thuốc khống chế virus HIV thế hệ mới (22/03/2016)
▪ Thuốc mới có khả năng chữa khỏi HIV (21/03/2016)
▪ HIV bắt đầu kháng thuốc (21/03/2016)
▪ Thành công đột phá trong thử nghiệm văcxin HIV của Pháp (21/03/2016)
▪ Thuốc đặc trị HIV giá chỉ 22.000 đồng/1 viên (21/03/2016)
▪ Phát hiện gene ức chế virus HIV (20/09/2013)
▪ Hiệu quả củaTenofovir trong việc phòng, chống HIV (22/07/2013)