Mục tiêu của thử nghiệm, được gọi là HIV-Core 0052, là để đánh giá tính an toàn, khả năng dung nạp và khả năng sinh miễn dịch của vắc xin HIVconsvX.T
Thử nghiệm có tên là HIV-CORE 0052 nhằm đánh giá tính an toàn, khả năng dung nạp và khả năng sinh miễn dịch của vaccine HIVconsvX. Dự án là một phần của Sáng kiến Hỗ trợ Vaccine Châu Âu, do Ủy ban Châu Âu tài trợ.
Vaccine HIVconsvX nhắm mục tiêu vào một loạt các biến thể HIV-1 và có khả năng áp dụng cho các chủng HIV ở bất kỳ khu vực địa lý nào.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford đã bắt đầu tiêm vaccine HIV cho những người tham gia trong cuộc thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn 1 ở Anh, bắt đầu từ ngày 4/7.
Theo đó, 13 người trưởng thành khỏe mạnh, âm tính với HIV, từ 18-65 tuổi và không có nguy cơ lây nhiễm cao, ban đầu sẽ được tiêm một liều thuốv và một liều nhắc lại sau 4 tuần.
Giáo sư Tomas Hank tại Viện Jenner, Đại học Oxford, trưởng nhóm nghiên cứu về thử nghiệm, cho biết: “Một loại vaccine HIV hiệu quả vẫn chưa đạt được trong 40 năm qua. Đây là thử nghiệm đầu tiên trong một loạt các đánh giá về chiến lược vaccine mới này ở cả những người âm tính với HIV để dự phòng và những người đang sống chung với HIV để được chữa khỏi".
Trong khi hầu hết các ứng cử viên vaccine HIV hoạt động bằng cách tạo ra các kháng thể do tế bào B tạo ra để chống lại virus, thì HIVconsvX dựa trên cơ chế kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể, tạo ra các tế bào T của hệ thống miễn dịch để tiêu diệt mầm bệnh.
Thử nghiệm này là một phần của Sáng kiến Hỗ trợ Vaccine Châu Âu (EAVI2020), một dự án nghiên cứu hợp tác quốc tế do Ủy ban Châu Âu tài trợ.
Các nhà nghiên cứu hy vọng có thể báo cáo kết quả của cuộc thử nghiệm vào tháng 4 năm sau.
Thu Hà
▪ 6 đối tượng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV (05/07/2021)
▪ Cộng đồng chung tay bảo đảm bền vững kết quả điều trị HIV/AIDS (26/06/2021)
▪ Lợi ích của việc phát hiện sớm và điều trị ARV cho phụ nữ nhiễm HIV (19/06/2021)
▪ Bỏ ma túy rất khó nhưng không phải không làm được (28/06/2018)
▪ Bảo đảm duy trì điều trị thuốc ARV liên tục cho bệnh nhân HIV/AIDS (28/06/2018)
▪ Điều trị nghiện: Xác định lại mục tiêu để định hướng chính sách phù hợp (28/06/2018)
▪ Can thiệp cho người trẻ sử dụng ma túy tổng hợp: Kinh nghiệm từ Úc (20/06/2018)
▪ Phát triển thiết bị cấy ghép bảo vệ phụ nữ khỏi lây nhiễm HIV (24/04/2018)
▪ Thí điểm lựa chọn thuốc mới trong điều trị nghiện (23/04/2018)
▪ Thí điểm lựa chọn thuốc mới trong điều trị nghiện (04/04/2018)