![]() |
Tư vấn điều trị ARV cho người nhiễm HIV. Ảnh minh họa |
Trong năm 2017, Phú Thọ phấn đấu 100% phụ nữ ma túy nhiễm HIV được điều trị thuốc ARV và con của họ được dự phòng lây nhiễm HIV; 100% bệnh nhân tham gia điều trị ARV có thẻ bảo hiểm y tế và được tiếp cận dịch vụ khám, chữa bệnh HIV/AIDS qua bảo hiểm y tế; 100% các cơ sở cung cấp dịch vụ điều trị ARV ký hợp đồng cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS từ bảo hiểm y tế.
Bên cạnh đó, phấn đấu 85% người dân trong độ tuổi 15 đến 49 được biết đầy đủ về HIV/AIDS và không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV; 50% số người nghiện chích ma túy tiếp cận với chương trình bơm kim tiêm; 100% số gái mại dâm tiếp cận với chương trình bao cao su; 900 người nghiện chích ma túy điều trị Methadone; 1.600 người nhiễm HIV được điều trị ARV.
Các mục tiêu trên nhằm tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, hướng đến mục tiêu 90-90-90 (90% người nhiễm HIV/AIDS biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% người chuẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV; 90% người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng lây truyền), khống chế tỉ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế-xã hội.
Cụ thể, địa phương tập trung triển khai các biện pháp dự phòng, can thiệp có hiệu quả và tác động trực tiếp đến giảm nhiễm mới; tăng cường kết nối giữa xét nghiệm và chăm sóc, điều trị và tác động trực tiếp đến giảm tử vong do AIDS. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc chi trả dịch vụ điều trị HIV/AIDS từ Quỹ Bảo hiểm y tế.
Tăng cường tính bền vững của chương trình: Triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS thông qua việc duy trì, củng cố, ổn định và nâng cao năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS; đa dạng hóa các nguồn tài chính cho chương trình phòng, chống HIV và tăng cường sự tham gia của các cấp, ngành và cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS.
Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm, bảo đảm tăng cường tiếp cận với các dịch vụ cơ bản về HIV.
Dự kiến tổng nhu cầu kinh phí phòng, chống HIV/AIDS năm 2017 là gần 13 tỷ đồng. Trong đó, bao gồm nguồn ngân sách chương trình mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS (thuộc chương trình mục tiêu dân số y tế); ngân sách địa phương (thuộc kế hoạch thực hiện đề án phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2020); ngân sách tài trợ của Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS (bao gồm thuốc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone, ARV).
Các nguồn kinh phí trên dành cho các hoạt động cơ bản về tư vấn, xét nghiệm và giám sát dịch HIV; hỗ trợ chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và điều trị nghiện chất, cung cấp vật tư can thiệp giảm hại dự phòng lây nhiễm HIV…
▪ Nhiễm HIV vẫn sống thọ trên 70 tuổi (11/05/2017)
▪ Đột phá trong nghiên cứu điều trị HIV/AIDS bằng chỉnh sửa gen (04/05/2017)
▪ Ấn Độ: Nghiên cứu trị bệnh lao ở trẻ sơ sinh nhiễm HIV (07/04/2017)
▪ Xét nghiệm HIV, ung thư bằng điện thoại thông minh (03/04/2017)
▪ Mỹ: Tìm ra cách xét nghiệm nhanh bệnh lao qua máu (28/03/2017)
▪ Đồng Nai: Sớm triển khai thanh toán BHYT trong điều trị HIV (24/03/2017)
▪ Phát hiện 'vũ khí bí mật' có thể chống HIV (03/03/2017)
▪ Cuộc ‘cách mạng’ trong lĩnh vực truyền máu (28/02/2017)
▪ Các nhà nghiên cứu Cuba thử nghiệm vắc xin điều trị HIV/AIDS (27/02/2017)
▪ Chấn động: Vắc xin AIDS cứu 5 bệnh nhân ‘sạch’ HIV trong 7 tháng (27/02/2017)