![]() |
Ảnh minh họa |
Thời gian qua, mặc dù các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực HIV/AIDS đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong việc tìm ra thuốc điều trị HIV và trong một số trường hợp rất hiếm đã chữa khỏi được hoàn toàn cho bệnh nhân nhiễm HIV
Mặc dù ngày nay ngành y học có thể kiểm soát virus HIV bằng cách dùng thuốc hàng ngày, nhưng các nhà khoa học vẫn không ngừng những nỗ lực để tìm ra giải pháp loại bỏ hoàn toàn virus khỏi cơ thể. Trong một thông báo mới, các nhà nghiên cứu cho biết, họ tìm ra một phương pháp mới có thể giải quyết thách thức này bằng cách tiếp cận khác biệt so với các phương pháp trước đây.
Nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế hoạt động chung theo thuật ngữ HIV Obstruction do Phòng thí nghiệm Sinh học Lập trình (hay HOPE) sẽ sử dụng hơn 26 triệu USD tài trợ từ Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) để phát triển một chiến lược mới nhằm chữa khỏi hoàn toàn, thay vì chỉ điều trị dùng thuốc hàng ngày.
Các chuyên gia nghiên cứu đến từ ba viện: Weill Cornell Medicine, Gladstone Insights và Scripps Research Florida sẽ cùng hợp tác cho công trình mới này. Nhóm phấn đấu tới mục tiêu loại bỏ hoàn toàn virus HIV ra khỏi cơ thể người.
Phương pháp hiện tại để chữa trị HIV liên quan đến cái mà các nhà nghiên cứu gọi là “sốc và giết”. Điều này yêu cầu các nhà nghiên cứu kích hoạt lại HIV tiềm ẩn trong cơ thể, đưa nó lên bề mặt, sau đó loại bỏ nó bằng liệu pháp kháng retrovirus. Tuy nhiên, vấn đề của phương pháp này là ngoài việc gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng của việc kích hoạt lại virus, một số virus tiềm ẩn tiếp tục ẩn náu trong cơ thể, buộc bệnh nhân phải duy trì chế độ dùng thuốc hằng ngày để ức chế virus.
Thay vì xây dựng dựa trên phương pháp trên, HOPE Collaboratory sẽ tiếp cận vấn đề từ một góc độ hoàn toàn khác. Phương pháp mới sẽ liên quan đến việc nhắm mục tiêu virus HIV mà không cần phải kích hoạt lại nó. Chìa khóa của công trình nghiên cứu là những virus “đóng băng” được tích hợp vào bộ gene người trong một khoảng thời gian dài tương tự như cách mà virus HIV có thể tích hợp vào bộ gene. Sự khác biệt lớn là những virus đóng băng đó sẽ làm “đóng băng hoàn toàn” virus HIV, không để nó hoạt động trở lại.
Để đạt được điều đó, các nhà nghiên cứu đặt mục tiêu ngăn chặn HIV tái hoạt động bằng cách sử dụng các phân tử nhỏ nhằm “khóa” virus ở trạng thái không hoạt động, thay vì cho phép nó tồn tại ở trạng thái tiềm ẩn, nghĩa là nó sẽ không kích hoạt lại ngay cả khi việc điều trị bằng thuốc của bệnh nhân đã dừng lại.
Melanie Ott, một nhà nghiên cứu tại HOPE cho hay, đây là một cách tiếp cận nhắm mục tiêu vào virus HIV khác so với những gì mà các nhà khoa học trước đã nghiên cứu. “Tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta phải khám phá một loạt các phương pháp tiếp cận khoa học để tìm ra cách chữa trị tốt nhất cho những người nhiễm HIV càng nhanh càng tốt”, ông Melanie Ott nói.
Thùy Chi
Theo SlashGear
▪ Tìm ra cơ chế ngăn ngừa việc tái nghiện methamphetamine (23/08/2021)
▪ Tăng cường tiếp cận điều trị viêm gan C đối với người bệnh đồng nhiễm HIV/viêm gan C tại Việt Nam (28/07/2021)
▪ ARV – Một giải pháp hiệu quả cho cả điều trị và dự phòng HIV (19/07/2021)
▪ Đại học Oxford tiêm thử nghiệm vaccine HIV (08/07/2021)
▪ 6 đối tượng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV (05/07/2021)
▪ Cộng đồng chung tay bảo đảm bền vững kết quả điều trị HIV/AIDS (26/06/2021)
▪ Lợi ích của việc phát hiện sớm và điều trị ARV cho phụ nữ nhiễm HIV (19/06/2021)
▪ Bỏ ma túy rất khó nhưng không phải không làm được (28/06/2018)
▪ Bảo đảm duy trì điều trị thuốc ARV liên tục cho bệnh nhân HIV/AIDS (28/06/2018)
▪ Điều trị nghiện: Xác định lại mục tiêu để định hướng chính sách phù hợp (28/06/2018)