Theo tin từ Neww Delhi, chương trình thử nghiệm loại vắc xin HIV được bào chế tại Mỹ đang bước vào giai đoạn phức tạp hơn nhưng có lẽ vẫn cần một khoảng thời gian cần thiết trước khi thuốc này tới được tay công chúng. Các chuyên gia tham gia dự án đã cho biết như thế.
Ông Maj. Gen. Eric Schoomaker, người chỉ huy lực lượng nghiên cứu y học Mỹ và kiểm soát vật liệu nhận định: "Bạn phải đánh giá đúng về nỗ lực hết sức lớn lao này. Đã có rất đông người tham gia và chúng ta cần thật cẩn trọng với các phương pháp thử nghiệm được tiến hành. Chúng ta đang tiến tới thành công nhưng vẫn cần một khoảng thời gian nhất định trước khi sản phẩm được sản xuất hàng loạt phục vụ thương mại".
Ý kiến trên được ông Schoomaker đưa ra trong phiên họp về HIV/AIDS, ngày thứ hai của Diễn đàn y học quân sự châu Á – Thái Bình Dương.
Loại vắc xin được nhắc tới ở trên được bào chế theo chương trình nghiên cứu HIV của quân đội Mỹ. Cũng theo ông Schoomaker, hiện thời nó đang được thử nghiệm tại Mỹ và Thái Lan, các cuộc thử nghiệm tiếp theo sẽ mở rộng tới Đông Phi vào năm 2007.
Ông lý giải, những thử nghiệm được đưa ra để thoả mãn câu hỏi có hay không một loại vắc xin phòng ngừa lây nhiễm HIV hiệu quả và để hoàn thành những thử nghiệm ấy có thể sẽ mất từ 3 đến 5 năm.
Các thử nghiệm trên người của nhiều loại vắc xin khác nhau đã được tiến hành tại các quốc gia như Trung Quốc, Nam Phi song vẫn chưa có loại vắc xin nào có thể chứng minh được khả năng phòng ngừa virus HIV thực sự hiệu quả.
Thông tin chi tiết về những nỗ lực của lực lượng quân đội Ấn Độ trong công tác phòng chống và kiểm soát đại dịch HIV, ông A.K. Verma thuộc Tập đoàn y học quân đội (AMC) cho biết, mọi nỗ lực được thực hiện nhằm tránh các kỳ thị và phân biệt đối xử với người bệnh.
Ông nói: "Kết quả là vắc xin này có thể ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm HIV xảy ra trong các dịch vụ y tế".
Nhìn chung, tỉ lệ lây nhiễm HIV trong lực lượng vũ trang vẫn là rất nhỏ: 0.28% so với mức 9% là tỉ lệ trung bình trên cả nước. Mức lây nhiễm HIV trong lực lượng vũ trang Mỹ là 0.26%, các trường hợp này phần lớn được phát hiện khi làm xét nghiệm bắt buộc lúc tuyển quân.
Cũng theo ông Col. Verma, 92 kiểu cách thông tin, giáo dục và tuyên truyền đã được thiết lập trên cả nước nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức về bệnh dịch. Bên cạnh đó nhà nước còn xây dựng nhiều trung tâm suy giảm hệ miễn dịch nhằm quản lý điều trị thuốc kháng virus cho người bệnh và gia đình họ.
Trên toàn thế giới hiện có hơn 40 triệu người nhiễm HIV/AIDS, 25 triệu người đã tử vong vì căn bệnh này.
Đỗ Dương theo http://www.newkerala.com
▪ Đã bào chế được thuốc có khả năng phòng ngừa lây nhiễm HIV (30/03/2006)
▪ Tiến hành điều tra số người kháng thuốc HIV (28/03/2006)
▪ Kháng thuốc có tốt hay không? (27/03/2006)
▪ Hãng GlaxoSmithKline ứng dụng công nghệ chống hàng nhái, hàng giả (24/03/2006)
▪ Phát hiện gen ở người có khả năng tiêu diệt virus HIV (24/03/2006)
▪ Kêu gọi nhà hoá học bào chế thuốc điều trị HIV/AIDS (23/03/2006)
▪ FDA thẩm định các bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh HIV (14/03/2006)
▪ Thiếu phụ nữ tham gia thử nghiệm vắc xin HIV (20/03/2006)
▪ Hợp tác vì trẻ em (21/03/2006)
▪ Thuốc điều trị HIV mới của hãng Anormed (21/03/2006)