Các nhà nghiên cứu đang kêu gọi giới phụ nữ ở
Bác sĩ Hannah Kibuuka, chủ nghiệm chương trình Clinical Programme, Dự án Makerere University Walter Reed (MUWRP), một hợp tác nghiên cứu giữa đại học Makerere và Quỹ Henry M. Jackson cho biết, thành công của bất cứ một loại vắc xin nào trong tương lai cũng phụ thuộc phần lớn vào những tham gia, đóng góp của đàn ông và phụ nữ, những người tình nguyện.
Ông Kibuuka cho biết, từ năm 1999, khi
Mỗi năm, toàn thế giới có gần 5 triệu ca nhiễm mới HIV, 3 triệu trường hợp tử vong vì AIDS, với những con số ấy, các nhà khoa học đều nhất trí, nếu có được một loại vắc xin hiệu quả nhất, giá thành rẻ nhất và sử dụng được lâu dài sẽ giúp ngăn ngừa đại dịch phát tán.
Bản tóm tắt toàn cầu năm 2005 của LHQ về tình hình đại dịch HIV/AIDS cho biết, ước tính có khoảng 17,5 triệu phụ nữ trong độ tuổi 15-49 nhiễm virus HIV. Những con số ấy cũng phần nào cho biết, đại dịch AIDS đang ngày càng tăng số ca nhiễm rơi vào phụ nữ.
Tuy nhiên, chính những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch – như phụ nữ chẳng hạn - lại là những người có nguy cơ không được tính đến trong nghiên cứu loại vắc xin hiệu quả giúp phòng ngừa căn bệnh.
Theo một báo cáo mới xuất bản gần đây của MUWRP, lần thử nghiệm vắc xin HIV đầu tiên năm 1999 tại Trung tâm nghiên cứu lâm sàng hợp tác chỉ có 20% đối tượng tham gia thử nghiệm là phụ nữ.
Lần thử nghiệm thứ hai do Sáng kiến vắc xin chống AIDS quốc tế (IAVI) thực hiện tại Viện nghiên cứu virus
Các số liệu thống kê này quả là chẳng thuận lợi cho nghiên cứu chú nào vì trong thực tế, tỉ lệ nhiễm virus HIV ở phụ nữ bao giờ cũng cao hơn giới.
Ở tiểu vùng
Có từ 10 đến 30% số phụ nữ làm xét nghiệm tiền sản đã nhiễm HIV. Gần 1/3 trong số đó cuối cùng đã làm lây nhiễm virus HIV sang trẻ.
Cũng theo bản đồ Atlas của sự bất bình đẳng toàn cầu về HIV/AIDS và về giới ở châu Phi năm 2005, cứ mỗi một bé trai tuổi từ 15-19 nhiễm bệnh lại có từ 5 đến 6 bé gái cùng nhóm tuổi đó nhiễm phải virus HIV.
Chính vì lẽ đó mà phụ nữ cần có vắc xin HIV/AIDS, nhu cầu đó bằng nếu không nói là hơn nam giới.
Một bất lợi nữa của việc phụ nữ từ chối tham dự các thử nghiệm lâm sàng chính là vì hành động đó đã kéo dài thời gian trì hoãn để có thể có được loại vắc xin HIV phù hợp nhất với nhu cầu cơ thể họ cũng như giúp cứu sống vô số mạng người.
Trong một bài báo, tính chấp nhận vắc xin HIV trong nhóm có nguy cơ cao, ông Newman P. cho rằng, việc tuyển dụng phụ nữ tham gia các thử nghiệm vắc xin HIV cho thấy một thách thức quan trọng cần được giải quyết để có thể tiến hành các tử nghiệm tổng quát, chính xác và mang tính đạo đức.
Còn Prossy Naluyima, tác giả bài báo: Phụ nữ: Khán giả hay chính là người chơi trong công cuộc kiếm tìm vắc xin HIV? xuất bản tại MUWRP thì cho rằng, một trong những thách thức lớn nhất đối với các nhà nghiên cứu, nhà khoa học ngày nay chính là làm thế nào để có thể lôi kéo được nhiều phụ nữ hơn nữa vào các thí nghiệm nghiên cứu vắc xin HIV.
Theo cô Prossy thì sự tham gia của phụ nữ trong các thử nghiệm cũng quan trọng như của nam giới. Để chứng minh được hiệu quả của vắc xin với cả nam giới và phụ nữ thì rõ ràng cần phải tuyển được đủ số nam giới và phụ nữ tham gia trong các thử nghiệm lâm sàng.
Theo cô Naluyima, mặc dù những lý do chính xác nhất dẫn tới tình trạng ít phụ nữ tham gia các nghiên cứu vắc xin HIV vẫn chưa được xác định song đó có thể là vì những nguyên nhân sau: tỉ lệ thất học trong nhóm phụ nữ còn cao, các giai thoại tiêu cực bao quanh những thử nghiệm vắc xin, thái độ kỳ thị đối xử và sợ những ảnh hưởng của nghiên cứu với cơ thể.
Cũng trong bài báo của mình thì Naluyima đã xoá tan tất cả những sợ hãi viển vông về độ an toàn của các vắc xin HIV đem ra thử nghiệm, cô cho biết, các loại vắc xin không thể làm lây nhiễm virus HIV vì chúng đều không chứa loại virus này trong thuốc.
Dương Kim Thoa theo http://allafrica.com
▪ FDA thẩm định các bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh HIV (14/03/2006)
▪ Nên điều trị sớm ART cho trẻ sơ sinh nhiễm HIV (13/03/2006)
▪ Hy vọng mới cho các bà mẹ nhiễm HIV (11/03/2006)
▪ FDA phê chuẩn thuốc của Gilead (11/03/2006)
▪ Có thể dùng thuốc điều trị AIDS để phòng bệnh (08/03/2006)
▪ Thuốc điều trị HIV lần đầu tiên được SX tại VN (06/03/2006)
▪ An Giang: Người nhiễm HIV/AIDS được điều trị bằng thuốc ARV (02/03/2006)
▪ Loại bỏ biểu thuế thuốc sẽ cứu sống hàng nghìn bệnh nhân HIV thuộc thế giới thứ ba (03/03/2006)
▪ Lựa chọn mới với những bệnh nhân HIV (01/03/2006)
▪ Anh và các quan chức dược phẩm thảo luận về thuốc trị HIV/AIDS cho trẻ (24/02/2006)