Kháng thuốc có tốt hay không?
Các Website khác - 27/03/2006

Một nhà khoa học Mỹ phát hiện, những virus HIV kháng thuốc kích động hệ miễn dịch bớt mạnh đi. Đây là tin tốt lành chứ không xấu bởi lẽ, lý do chính khiến người bệnh chuyển sang giai đoạn AIDS là vì cơ thể khi phải chống đỡ quá lâu với virus thì hệ miễn dịch trở trên suy yếu, mệt mỏi.

Bác sĩ Steven Deeks nhận thấy, những người nhiễm HIV kháng với cả hai loại thuốc protease inhibitor và reverse transcriptase inhibitor thì hệ miễn dịch ít bị tăng cường độ hoạt động hơn và sẵn sàng đương đầu trước các nhiễm trùng. Trung bình, gần 1/3 số tế bào T của họ - cả loại tế bào “trợ giúp” CD4 và loại tế bào “huỷ diệt” CD8 - đều trong giai đoạn “bị kích hoạt”.

Sẽ chẳng có gì ngạc nhiên khi người ta vẫn sợ nhiễm phải chủng virus HIV kháng thuốc điều trị. Nhờ sự có mặt của liệu pháp điều trị kết  hợp, dòng thuốc chính thức là liệu pháp thành công điều trị giúp khống chế lượng virus HIV ở dưới mức có thể dò thấy.

Phát hiện thấy virus HIV thường được coi là “thất bại trong điều trị”. Nhưng bác sĩ Deeks lại nhận thấy, một số bệnh nhân vẫn phát hiện thấy virus HIV khi đang điều trị thuốc lại duy trì mật độ tế bào CD4 của họ trong nhiều năm và phát triển bệnh sang giai đoạn AIDS rất chậm.

Quan điểm của ông là, mục tiêu lý tưởng trong điều trị HIV không phải cứ liên tục tìm cách khống chế virus HIV mà chính là phát triển một loại virus HIV mà chúng ta có thể sống chung, một loại virus về cơ bản là vô hình với hệ miễn dịch và do đó không làm tổn thương nó.

Bác sĩ Deeks chỉ ra đây chính là trường hợp với một số loài khỉ như khỉ xanh Mangabey, loài khỉ này có lượng virus HIV khi nhiễm bệnh nhưng lại hệ miễn dịch không phản ứng với tất cả các virus đó. Thế là về cơ bản, khỉ và virus HIV có thể sống chung mà không xung đột với nhau.

Đỗ Dương theo http://uk.gay.com