Ngày nay, các loại thuốc điều trị đặc hiệu HIV (ARV) có thể biến AIDS từ một “bản án tử hình” thành một căn bệnh mãn tính thông thường ở những nước mà người ta có đủ khả năng trả hàng chục ngàn USD mỗI năm để được điều trị. Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra 12 loạI ARV vào danh mục thuốc thiết yếu để các nước có thể áp dụng mà “lách” luật bản quyền, nhưng không phải bất cứ quốc gia nào cũng thực hiện được hay bất cứ bệnh nhân còn sống nào cũng tiếp cận được với thuốc. Theo ước tính, trên toàn thế giới có khoảng 800.000 người (trong tổng số 42 triệu người nhiễm HIV đang còn sống) được tiếp cận với ARV thì đã có tới hơn 500 ngàn người là dân ở các nước có thu nhập cao. Trong khi đó có tới 95% người nhiễm HIV hiện đang phát sống ở các nước đang phát triển và các điều kiện về y tế của các nước này còn hết sức khó khăn.
Việt
Khó khăn, thách thức đối với công tác điều trị AIDS ở Việt Nam là không có thuốc để điều trị, sự tiếp cận với các dịch vụ y tế của bệnh nhân AIDS còn hạn chế, điều trị AIDS còn ở trình độ thấp, các chính sách về tiếp cận thuốc và sản xuất thuốc chưa hình thành, khả năng chi trả của bệnh nhân AIDS còn rất thấp vì đa phần là người nghèo…
Theo PGS. TS Nguyễn Đức Hiền-Viện trưởng Viện Y học Lâm sàng các bệnh nhiệt đới thì: “Thuốc điều trị AIDS đã trở thành một vấn đề cấp thiết đối với nước ta. Việc điều trị sẽ làm giảm nồng độ HIV trong cơ thể người mang virus, do đó sẽ làm giảm khả năng truyền bệnh cho người khác, bản thân người nhiễm khi được điều trị cũng sẽ có ý thức hơn trong việc thực hành các hành vi an toàn”.
Để đối phó với tình trạng trên, ngày càng nhiều quốc gia đã kiến nghị những giải pháp khác thường là “ăn trộm” của các hãng dược phẩm. Tất nhiên, không phải họ ăn trộm thật, mà đó là cách gọi của các công ty Dược phẩm Mỹ đối với các nước đã “làm nhái” sản phẩm của họ. Các nước này đã sử dụng một kẻ hỡ trong Hiệp định về “Quyền sỡ hữu trí tuệ liên quan đến thương mại” được miễn các hạn chế về bằng sáng chế đối với một số loại thuốc cơ bản. Điều khoản 31 của Hiệp định này cho phép “mỗi thành viên có thể vi phạm sự tôn trọng các bằng sáng chế trong những hoàn cảnh khẩn cấp quốc gia hoặc cực kỳ cấp bách để sản xuất các loại thuốc thiết yếu ngay tại chỗ”. Một “mẹo” khác là: nhập khẩu song song, nghĩa là nhập khẩu thuốc từ những nước có giá thấp hơn để chặn đứng tình hình giá cao giả tạo cho ngườI giữ bản quyền gây ra.
Nhờ những “chiêu” đó mà vấn đề tiếp cận ARV ở một số nước đang phát triển đã được cải thiện đáng kể. Trong đó phải kể đến
Chiến lược quốc gia phòng chống AIDS đến 2010 và tầm nhìn 2020 của Việt
Vậy làm thế nào để có thể mua được các loại thuốc đặc hiệu này với giá rẻ, PGS.TS Trịnh Quân Huấn, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng và phòng chống HIV/AIDS cho biết: 70% bệnh nhân AIDS tương đương với khoảng 150.000 người - được cung cấp ARV là mong muốn của Việt Nam khi tham gia sáng kiến 3x5 (toàn cầu sẽ có 3 triệu người nhiễm HIV được điều trị vào năm 2005). Sáng kiến này do Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ta đầu năm 2003 nhằm tăng đồng lọat người bệnh tiếp cận điều trị bằng ARV ở các nước đang phát triển.
Cũng như các nước nghèo khác, Việt
Còn nhớ, cách đây không lâu Bộ Y tế đã tổ chức một cuộc Hội thảo về “Tiếp cận thuốc điều trị”. Đại diện của UNAIDS, UNICEF, WHO… và nhiều công ty dược đa quốc gia và trong nước đã tới dự. Các tổ chức quốc tế rất ủng hộ Việt
Có thể nói, nếu được tham gia vào sáng kiến 3x5 này, thì hy vọng của nhiều người nhiễm HIV/AIDS của Việt Nam sẽ có hy vọng được tiếp cận với ARV. Đó không chỉ là tin vui của người nhiễm mà có thể còn là của cả cộng đồng.
Nguyễn Việt Cường - AIDS và cộng đồng
▪ Các xét nghiệm để tiên lượng bệnh và giai đoạn phát triển của AIDS (12/05/2004)
▪ Báo động tình trạng quá tải bệnh nhân AIDS (21/07/2004)
▪ CÂY CỎ ỨC CHẾ HIV/AIDS (08/07/2004)
▪ 10 tỷ đồng chỉ đủ mua thuốc cho...90 bệnh nhân AIDS (08/07/2004)
▪ 3.000 bệnh nhân AIDS sẽ được chữa bệnh miễn phí (27/08/2004)
▪ Sẽ có thuốc đặc trị cho bệnh nhân HIV (25/08/2004)
▪ Thuốc chữa bệnh tim làm giảm virus HIV (19/08/2004)
▪ Thêm một loại thuốc cai nghiện ma tuý (18/08/2004)
▪ Thuốc statin có thể làm chậm sự phát triển của HIV (17/08/2004)
▪ Tìm ra loại hoá chất có thể khống chế virus gây bệnh (17/08/2004)