Công tác chống AIDS của châu Phi bị chỉ trích
Các Website khác - 01/06/2006

Các nhà lãnh đạo châu Phi đang làm đại lục của họ tồi tệ hơn với chính những động thái phản kháng trước đại dịch HIV/AIDS khi họ thiếu một ý chí chính trị, nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng đại dịch thế kỷ đã cướp đi hàng triệu người sau 25 năm hoành hành.

Đó là nhận định mới đây của UNAIDS về công tác phòng chống HIV/AIDS tại châu Phi.

Ông Mark Stirling, giám đốc văn phòng tại Đông và Nam Phi của tổ chức UN. AIDS, trong lần đánh giá mới nhất về tình hình đại dịch toàn cầu đã nói: "Châu lục này cần có một sự lãnh đạo mạnh mẽ hơn, to lớn hơn".

Mặc dù đã có những dấu hiệu tích cực trong bản báo cáo của UNAIDS kể cả những chứng cứ cho thấy tỉ lệ lây nhiễm HIV đang giảm dần ở Uganda, Kenya và Zimbabwe, song nhìn chung, bức tranh tổng quan về đại dịch AIDS ở châu Phi vẫn vô cùng ảm đạm, bệnh dịch đang khắc nghiệt dần trở lại ở Nam Phi và các nước láng giềng.

Nam Phi hiện là nơi cư trú của 14.9 triệu người trong số 38.6 triệu người nhiễm HIV trên toàn thế giới, chiếm khoảng một nửa trong tổng số 2,8 triệu ca tử vong vì AIDS năm 2005.

Ông Stirling nói: "Gần 60% số ca tử vong trên toàn cầu rơi vào khu vực của chúng tôi, đó là một thực tế thật tàn nhẫn".

25 năm sau khi phát hiện đại dịch AIDS năm 1981, miền nam châu Phi vẫn tiếp tục là tâm điểm của thảm hoạ AIDS.

Nhưng đại dịch đang ở nhiều giai đoạn khác trên toàn khu vực, bắt đầu từ Swaziland – khu vực có tỉ lệ lây nhiễm HIV có trong khoảng 42% số phụ nữ tới khám ở các trạm xá tiền sản - tới Madgascar, nơi mà tỉ lệ lây nhiễm ít hơn 1%.

Theo Stirling, rất nhiều nước vẫn thiếu các dự án phòng chống HIV/AIDS, việc thực hiện các dự án phòng bệnh còn khó tổ chức hơn thực hiện các chiến dịch phân phát thuốc kháng virus.

Stirling nói: "Lý do khiến miền nam châu Phi chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch AIDS như vậy là vì sự trì trệ trong phản ứng trước đại dịch và các nhà quyết sách đã không thể khai thông được những rắc rối".

Nỗi đau Nam Phi

Nam Phi, một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch HIV/AIDS với hơn 5 triệu/45 triệu dân nhiễm HIV.

Các nhà hoạt động xã hội đã lên tiếng phê bình, chỉ trích chính quyền của tổng thống Thabo Mbeki vì đã hành động quá ít, hành động quá chậm nên không thể ngăn chặn được đại dịch.

Hàng trăm thành iên của Chiến dịch hành động điều trị, tổ chức gây áp lực phòng chống đại dịch AIDS hiệu quả nhất đã diễu hành tới các văn phòng chính phủ đặt tại Pretoria hôm thứ ba để nêu rõ những gì mà họ cho là chính phủ đã "nói dối" về công tác điều trị AIDS trong nước.

Ông Zackie Achmat, người sáng lập TAC cho biết; "Sự thật là chúng ta đang có nhu cầu bức thiết nhất thế giới và chúng ta vẫn chưa đáp ứng được những nhu cầu đó".

Tổ chức UNAIDS đã nêu bật một số dấu hiệu tích cực bao gồm mức giảm được công bố về tỉ lệ lây nhiễm HIV/AIDS ở Uganda, KenyaZimbabwe. Theo UNAIDS, đó chính là kết quả của các chương trình nhằm khuyến cáo người dân bỏ lối sống có nhiều bạn tình và vận động người dân dùng bao cao su.

Một tín hiệu lạc quan nữa là nghiên cứu gần đây ở Nam Phi đã cho thấy, việc cắt bao quy đầu ở nam giới có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV của họ tới 65%.

Đây là nghiên cứu có các kết quả mang tính thuyết phục đến nỗi dự án nghiên cứu đã phải dừng lại và tất cả những nam giới tham gia nghiên cứu đều được tiến hành cắt bao quy đầu ngay.

Helen Jackson, một chuyên gia cố vấn về AIDS của Quỹ dân số LHQ cho biết, các nhà nghiên cứu cũng đang chờ đời các kết quả trên những nghiên cứu tương tự ở Uganda, Kenya để có thể khẳng định, việc cắt bao quy đầu ở nam gới hoàn toàn là một phương thức mới trong cuộc chiến chống đại dịch AIDS của châu Phi.

Cô nói: "Không ai nói rằng cắt bao quy đầu ở nam giới là một giải pháp toàn vẹn. Nhưng đó là một chiến lược có thể có đóng góp rất đáng kể trong công tác phòng chống dịch bệnh thế kỷ".

Dương Kim Thoa theo http://tvnz.co.nz