![]() |
Cá nục tại Quảng Trị bị phát hiện có chất cực độc - Ảnh: Quốc Nam |
Mẫu cá nục lấy từ trong kho đông lạnh của một cơ sở thu mua hải sản tại huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa được cơ quan chuyên môn của Sở y tế tỉnh này phát hiện có chất phenol, là chất cực độc...
Chiều 10-6, ông Trần Văn Thành, giám đốc Sở Y tế Quảng Trị, xác nhận vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc phát hiện chất phenol trong mẫu cá nục đông lạnh lấy tại một cơ sở thu mua hải sản tại huyện Vĩnh Linh.
Theo báo cáo này, cơ quan chuyên môn của Sở Y tế Quảng Trị vừa có kết quả xét nghiệm 6 mẫu cá lấy tại kho đông lạnh của bà L.T.T. (trú thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh).
Sáu mẫu này gồm một mẫu cá ngừ, một mẫu cá trích, một mẫu cá sòng, ba mẫu cá nục.
![]() |
Cá nục tại Quảng Trị bị phát hiện có chất cực độc - Ảnh: Quốc Nam |
Trong ba mẫu cá nục thì có một mẫu được chủ cơ sở thu mua trước thời điểm xảy ra cá chết hàng loạt và hai mẫu được thu mua sau thời điểm cá chết hàng loạt tại Quảng Trị.
Kết quả, cơ quan chuyên môn xác định mẫu cá nục lấy sau thời điểm cá chết hàng loạt có chất phenol với hàm lượng 0,037mg/kg. Đây là chất cực độc và cấm dùng trong thực phẩm.
Ông Thành cho biết đã chỉ đạo lấy tiếp các mẫu cá đông lạnh ở các kho khác để kiểm nghiệm, đồng thời tiêu hủy số cá nục có chất phenol này.
Phenol có thể gây chết người Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 10-6, ông Hồ Sĩ Biên - Chi cục trưởng Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Trị cho biết: phenol là chất hóa học cực độc thường chỉ dùng trong công nghiệp tẩy rửa, tuyệt đối cấm sử dụng trong thực phẩm, ngay cả trong việc sản xuất bao bì cũng không được sử dụng. Cũng theo ông Biên, với hàm lượng 0,037mg/kg như trong mẫu cá nục này thì chưa đủ gây ngộ độc cấp nhưng nguy hiểm ở chỗ nếu tích lũy nhiều chất này thì có thể gây chết người. |
![]() |
Cá nục tại Quảng Trị bị phát hiện có chất cực độc - Ảnh: Quốc Nam |
Mẫu cá nục lấy từ trong kho đông lạnh của một cơ sở thu mua hải sản tại huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa được cơ quan chuyên môn của Sở y tế tỉnh này phát hiện có chất phenol, là chất cực độc...
Chiều 10-6, ông Trần Văn Thành, giám đốc Sở Y tế Quảng Trị, xác nhận vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc phát hiện chất phenol trong mẫu cá nục đông lạnh lấy tại một cơ sở thu mua hải sản tại huyện Vĩnh Linh.
Theo báo cáo này, cơ quan chuyên môn của Sở Y tế Quảng Trị vừa có kết quả xét nghiệm 6 mẫu cá lấy tại kho đông lạnh của bà L.T.T. (trú thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh).
Sáu mẫu này gồm một mẫu cá ngừ, một mẫu cá trích, một mẫu cá sòng, ba mẫu cá nục.
![]() |
Cá nục tại Quảng Trị bị phát hiện có chất cực độc - Ảnh: Quốc Nam |
Trong ba mẫu cá nục thì có một mẫu được chủ cơ sở thu mua trước thời điểm xảy ra cá chết hàng loạt và hai mẫu được thu mua sau thời điểm cá chết hàng loạt tại Quảng Trị.
Kết quả, cơ quan chuyên môn xác định mẫu cá nục lấy sau thời điểm cá chết hàng loạt có chất phenol với hàm lượng 0,037mg/kg. Đây là chất cực độc và cấm dùng trong thực phẩm.
Ông Thành cho biết đã chỉ đạo lấy tiếp các mẫu cá đông lạnh ở các kho khác để kiểm nghiệm, đồng thời tiêu hủy số cá nục có chất phenol này.
Phenol có thể gây chết người Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 10-6, ông Hồ Sĩ Biên - Chi cục trưởng Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Trị cho biết: phenol là chất hóa học cực độc thường chỉ dùng trong công nghiệp tẩy rửa, tuyệt đối cấm sử dụng trong thực phẩm, ngay cả trong việc sản xuất bao bì cũng không được sử dụng. Cũng theo ông Biên, với hàm lượng 0,037mg/kg như trong mẫu cá nục này thì chưa đủ gây ngộ độc cấp nhưng nguy hiểm ở chỗ nếu tích lũy nhiều chất này thì có thể gây chết người. |
▪ Ngộp thở với toa thuốc 17 loại (10/06/2016)
▪ Nỗi lo thuốc ngừa thai gây ung thư (10/06/2016)
▪ Gia tăng đột biến phụ nữ mang thai đến xét nghiệm HIV (09/06/2016)
▪ Thái Lan loại trừ thành công lây nhiễm HIV từ mẹ sang con (09/06/2016)
▪ Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự Hội nghị cấp cao LHQ về HIV/AIDS (09/06/2016)
▪ Ðã ghi nhận 2 ca bệnh nhi mắc viêm não Nhật Bản B (08/06/2016)
▪ Nấm ảo giác – tử thần sau những chuyến đi “săn” (06/06/2016)
▪ Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu làm rõ phản ánh "nhân viên y tế cầm một xấp phong bì" (03/06/2016)
▪ Cảnh báo tình trạng thuốc y học cổ truyền có chứa corticoid (01/06/2016)
▪ Bộ Y tế lập trang web đường dây nóng y tế (01/06/2016)