Quần đảo Solomon đang dần biến mất
Báo Tiếng chuông - 12/05/2016
Do gió biển thổi mạnh nên nước biển ở khu vực quần đảo Solomon nằm phía tây bắc Australia dâng cao gấp đôi so với mức trung bình của Thái Bình Dương.

Gần 3/4  thế kỷ trước đây, quần đảo Solomon trải dài gần 1000 dặm tây bắc Australia, địa điểm diễn ra trận chiến ác liệt giữa quân Nhật Bản và quân đồng minh trong thế chiến II.

Ngày nay, quần đảo này đang đấu tranh chống lại biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Theo hình ảnh vệ tinh 33 đảo tại quần đảo từ 1947-2014, 5 hòn đảo đã biến mất dưới lớp sóng biển trong khoảng thời gian đó, và 6 đảo nữa bị sóng lấn xa bờ. Nước biển dâng đã quét sạch hai ngôi làng buộc dân cư phải chuyển đi nơi khác.

 

Quang cảnh Auki ở quần đảo Solomon cho thấy mức độ tổn thương

mà quần đảo ở Thái Bình Dương này đang phải hứng chịu

do nước biển dâng. (Nguồn ảnh: Wikimedia Commons)

 

Nước biển dâng lên 3-5 milimet mỗi năm ở Thái Bình Dương. Riêng tại quần đảo Solomon, gió biển mạnh khiến cho nước biển dâng 7-10 milimet mỗi năm kể từ năm 1993. Tuy nhiên, một nghiên cứu vào năm 2010 nhận thấy rằng các hòn đảo san hô có thời gian để mở rộng trầm tích, “xây đắp bờ biển” và trồi lên khỏi lớp sóng biển, giảm nhẹ tác hại của nước biển dâng.