Trả lời:
Bạn không nên hoảng hốt, bi quan. Nhiễm HIV không phải là tội hay tệ nạn xã hội xấu xa đáng bị xã hội ruồng bỏ mà chỉ đơn thuần là một căn bệnh cho đến nay khoa học chưa tìm ra thuốc chữa trị. Kết quả xét nghiệm dương tính chỉ có nghĩa là bạn đang có HIV trong máu. Thực tế cho thấy nhiều người nhiễm HIV vẫn sống hoàn toàn bình thường khỏe mạnh trong nhiều năm và bạn hoàn toàn có quyền được hy vọng rằng trong thời gian đó khoa học sẽ phát triển và sẽ tìm ra thuốc chữa.
Các cơ sở khám chữa bệnh, các trung tâm tư vấn về HIV/AIDS sẵn sàng chỉ dẫn cho bạn thêm những điều cần thiết để đối phó với tình huống này.
Pháp luật quy định bạn phải thông báo cho vợ hoặc chồng mình về việc bạn bị nhiễm HIV, nhưng bạn không có nghĩa vụ phải nói điều đó cho bất cứ người nào khác. Bạn vẫn có thể làm việc, tham gia các hoạt động xã hội bình thường. Tuy nhiên, nếu công việc bạn đang làm thuộc danh mục những nghề, công việc mà pháp luật qui định người bị nhiễm HIV/AIDS không được làm thì bạn nên chủ động đề nghị được chuyển sang làm một công việc khác phù hợp với mình và với các qui định của pháp luật. Việc chuyển người bị nhiễm HIV/AIDS sang làm công việc khác phù hợp hơn cũng là trách nhiệm người chủ sử dụng lao động.
Bạn cũng cần chủ động hạn chế bớt một số hoạt động hoặc áp dụng các biện pháp phòng ngừa để không làm lây nhiễm HIV/AIDS cho người khác, ví dụ như khi có quan hệ tình dục phải dùng bao cao su và đặc biệt không nên có con. Bạn nên đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe, tránh bị cảm cúm hay các bệnh thông thường khác có thể làm cơ thể suy yếu. định kỳ bạn nên đi khám sức khỏe, tham khảo ý kiến của bác sỹ để được chỉ dẫn một số loại thuốc, ví dụ AZT (Zidovudine), DDI (Didanosin), Lamivudine, Indinaviz có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của virus HIV.
▪ ‘Quan hệ’ đồng giới dễ nhiễm bệnh đường tình dục? (16/12/2016)
▪ Các mốc thời điểm cần xét nghiệm HIV (08/12/2016)
▪ Nâng cao kiến thức phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ em (05/12/2016)
▪ Tăng tốc hành động nhằm loại bỏ đại dịch HIV/AIDS (02/12/2016)
▪ 7 căn bệnh cha mẹ mắc, con cũng có thể bị di truyền (30/11/2016)
▪ Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên như thế nào? (25/11/2016)
▪ Nhận diện kẻ xâm hại trẻ em ở các khu nhà trọ (24/11/2016)
▪ Người nhiễm HIV/AIDS cần chủ động bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân (22/11/2016)
▪ Cách xử trí khôn ngoan khi bị những kẻ ngáo đá bất ngờ tấn công (17/11/2016)
▪ Tham gia BHYT 5 năm liên tục, khi khám chữa bệnh dịch vụ được hưởng gì? (15/11/2016)