Số liệu thống kê cho thấy, đến tháng 6/2016, khoảng 18,2 triệu người đã được tiếp cận với các loại thuốc cứu sống, trong đó có 910.000 trẻ em, tăng gấp đôi so với con số thống kê đưa ra vào thời điểm 5 năm trước. Nếu chúng ta duy trì và củng cố những nỗ lực này, thế giới sẽ trên đà đạt được mục tiêu có 30 triệu người được điều trị vào năm 2020.
![]() |
Ngoài ra, trên quy mô toàn cầu, việc tiếp cận với các loại thuốc phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con cũng đã tăng lên 77% vào năm 2015 trong khi chỉ ở mức 50% vào năm 2010. Vì vậy, số ca nhiễm HIV mới ở trẻ em đã giảm 51% kể từ năm 2010.
Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS cũng nhấn mạnh, trong số 150.000 trẻ em mới nhiễm HIV trong năm 2015, khoảng một nửa đã bị nhiễm bệnh trong giai đoạn bú sữa mẹ. Trong bối cảnh đó, Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS nhấn mạnh, tình trạng nhiễm khuẩn trong quá trình cho con bú có thể được ngăn chặn nếu các bà mẹ có HIV được hỗ trợ điều trị kháng virus liên tục giúp họ nuôi con bằng sữa mẹ không gặp nguy cơ gì và bảo đảm an toàn cho con cái họ cũng như bảo vệ lợi ích thiết yếu của sữa mẹ.
Lưu ý độ tuổi 15-24 là khoảng thời gian vô cùng nguy hiểm đối với phụ nữ trẻ khi vào năm 2015, mỗi tuần có khoảng 7.500 phụ nữ trẻ mới bị nhiễm HIV, Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS cho biết trên toàn cầu, số ca nhiễm mới HIV ở phụ nữ trẻ trong độ tuổi từ 15 – 24 đã giảm 6%, từ 420.000 trường hợp xuống còn 390 000 trường hợp trong giai đoạn 2010-2015.
Bên cạnh đó, Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS cũng công bố các số liệu cho thấy thực trạng xét nghiệm sàng lọc vẫn còn là một mối quan ngại lớn khi chỉ có 4 trong số 21 quốc gia ưu tiên ở châu Phi đã tiến hành xét nghiệm HIV cho hơn 50% số trẻ phơi nhiễm HIV trong những tuần đầu đời. Tại Nigeria, quốc gia có tới 1/4 số ca nhiễm HIV mới ở trẻ em trên toàn thế giới, chỉ khoảng 50% số phụ nữ mang thai nhiễm HIV được xét nghiệm HIV.
Không những thế, báo cáo về những lỗ hổng trong phòng, chống HIV/AIDS được Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS công bố hồi tháng 6 vừa qua cũng cho thấy thực tế là những nỗ lực phòng, chống HIV không hiệu quả đối với người trưởng thành khi số ca nhiễm HIV mới trong nhóm đối tượng này đã không hề suy giảm trong vòng ít nhất 5 năm qua.
Để đạt được tiến bộ nhanh chóng trong việc ứng phó với đại dịch AIDS, Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS đã phát triển cách tiếp cận tăng tốc nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Trong đó, các mục tiêu đặc biệt được nhấn mạnh là: 90% những người có HIV biết được tình trạng HIV của họ, 90% những người biết được tình trạng lây nhiễm có thể được điều trị, 90% những người được điều trị có lượng virus bị ức chế.
Ngoài ra, Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS cũng lưu ý việc giảm thiểu số trường hợp lây nhiễm HIV mới và thực hiện được mục tiêu không phân biệt đối xử với người có HIV. Theo Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS, nếu thế giới không tăng tốc hành động nhằm loại bỏ đại dịch HIV/AIDS trong những năm tới, dịch bệnh này sẽ có thể bùng phát trở lại và lên tới mức đỉnh điểm như chục năm về trước.
Trong thông điệp đưa ra nhân Ngày thế giới phòng chống AIDS năm nay (1/12/2016), Giám đốc Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS Michel Sidibé tuyên bố: Thế giới đã cam kết sẽ loại bỏ dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trong bối cảnh các mục tiêu phát triển bền vững.
Ghi nhận các quốc gia đã tăng cường nhiều biện pháp can thiệp và những kết quả tích cực đạt được đến nay cho phép chúng ta nhìn về phía trước tràn đầy hy vọng, ông Michel Sidibé lưu ý cộng đồng quốc tế “không được nghỉ ngơi trên vòng nguyệt quế của mình”.
Theo Giám đốc Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS, bệnh AIDS còn xa mới được loại bỏ, nhưng tương lai có thể loại bỏ được. Những thách thức cơ bản về chính trị, tài chính và thực thi hiện vẫn còn, nhưng chúng ta không được dừng lại. Bây giờ là thời điểm để chúng ta cùng tiến về phía trước nhằm bảo đảm rằng trẻ em sinh ra không nhiễm HIV, người lớn sống không nhiễm HIV và bảo đảm mọi người cùng có quyền tiếp cận với các biện pháp điều trị, hướng tới một thế giới không có AIDS
▪ 7 căn bệnh cha mẹ mắc, con cũng có thể bị di truyền (30/11/2016)
▪ Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên như thế nào? (25/11/2016)
▪ Nhận diện kẻ xâm hại trẻ em ở các khu nhà trọ (24/11/2016)
▪ Người nhiễm HIV/AIDS cần chủ động bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân (22/11/2016)
▪ Cách xử trí khôn ngoan khi bị những kẻ ngáo đá bất ngờ tấn công (17/11/2016)
▪ Tham gia BHYT 5 năm liên tục, khi khám chữa bệnh dịch vụ được hưởng gì? (15/11/2016)
▪ Cần Thơ: Cắt cơn nghiện nhanh bằng phương pháp mới (14/11/2016)
▪ Bằng miệng mà cũng lây bệnh sao, bác sĩ? (12/11/2016)
▪ Ma túy và HIV khiến con người dễ mắc bệnh trầm cảm (10/11/2016)
▪ 6 điều các chuyên gia Harvard khuyên bạn nên dạy con (09/11/2016)