Phải làm gì khi kinh phí bị cắt giảm?
Tạp chí AIDS và Cộng đồng - 11/07/2016
Từ cuối 2014, Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chồng HIV/AIDS không còn triển khai tại Đăk Lăk, tiếp đến cuối năm 2015 Dự án LIFE - GAP (Dự án dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS) cũng sẽ kết thúc tài trợ tại Đăk Lăk. Đây là hai dự án lớn về phòng, chống HIV/AIDS được thực hiện tại Đăk Lăk trong hơn 10 năm qua mang lại hiệu quả cao, góp phần tích cực vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn.

Xác định các dự án sẽ đến giai đoạn kết thúc, chuyển giao lại cho đơn vị, ngay từ những tháng gần kề giai đoạn kết thúc, lãnh đạo Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Đăk Lăk đã chỉ đạo các Khoa, Phòng tiếp tục duy trì các hoạt động để kịp thời thích ứng với điều kiện không còn dự án tài trợ.

Phải nói rằng, bước đầu đơn vị gặp rất nhiều khó khăn do không có kinh phí để triển khai các hoạt động: Đội ngũ nhân viên tiếp cận cộng đồng giải thể, cán bộ chuyên trách các tuyến không còn tích cực tham gia các hoạt động. Trước đây khi giới thiệu khách hàng đến phòng tư vấn, xét nghiệm tự nguyện (VCT) đều có kinh phí trả cho đối tượng và người giới thiệu. Kkhi không còn phụ cấp, số lượt khách hàng được  giới thiệu đến chỉ còn khỏang 1/5. Để khắc phục tình trạng này, Trung tâm đã chỉ đạo cán bộ chuyên trách liên lạc với những nhân viên tiếp cận cộng đồng trước đây nhiệt tình cung cấp tờ rơi, tài liệu truyền thông, đồng thời động viên họ dành thời gian tiếp cận, vận động các đối tượng nguy cơ đến VCT để tư vấn, xét nghiệm.

Hiện Đăk Lăk có 475 bệnh nhân đang được điều trị ARV đạt 28,7% số người nhiễm HIV còn sống. Mặc dù, các dự án quốc tế chấm dứt tài trợ nhưng bệnh nhân vẫn được thụ hưởng nguồn thuốc ARV của dự án đến hết tháng 5/2016. Theo thông báo của Cục phòng, chống HIV/AIDS từ tháng 6/2016 trở đi nguồn thuốc này sẽ do Cục cung cấp, nên mặt dù kinh phí giảm nhưng cho đến nay ARV vẫn đủ cho bệnh nhân.