Sách ảnh Greta Garbo: Di sản điện ảnh |
23-9 tới, năm ngày sau khi mừng 100 năm ngày sinh huyền thoại màn bạc Greta Garbo, Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ sẽ phát hành một con tem có in hình Garbo tại New York, cùng lúc với Bưu điện Thụy Điển, đơn vị tổ chức sinh nhật cho huyền thoại trên quê nhà Stockholm.
Con tem có hình Garobo 27 tuổi, do họa sĩ Piotr Naszarkowski vẽ mô phỏng theo bức ảnh chụp của hãng MGM trong phim As You Desire Me 1932.
Russell Ball sử dụng một màng chắn sáng để có được hình ảnh của Garbo huyền ảo trên bình phong trắng trong ảnh chụp 1927. Chỉ hai năm sau, tấm ảnh này đã trở thành tấm ảnh Garbo được tái in ấn nhiều lần nhất |
Trong tháng tưởng niệm Greta Garbo, TTO xin giới thiệu những hình ảnh rất mới hoặc chưa từng công bố về G.G. trong tập sách ảnh Greta Garbo: Di sản điện ảnh của Mark A. Vieira.
Không như những cuốn sách khác luôn vén mở những bí ẩn về cuộc sống riêng tư của “Nữ nhân sư Thụy Điển”, sách ảnh này là công trình đầu tiên chú tâm vào việc G.G. trở thành thành biểu tượng của màn bạc thông qua 24 bộ phim Hollywood, một số trong đó đã trở thành kinh điển như Khách sạn diễm lệ, Phàm nhân và ma quỉ, Nữ hoàng Christina và Ninotchka.
Chân dung nàng Clarence Bull trong phim Ninotchka 1939 | Greta Garbo trong một cảnh quay Người đàn bà hai mặt 1941 |
Chân dung đầu tiên của Garbo được treo tại một khách sạn ở New York 7-1925 do Russell Ball chụp | Garbo và cảnh quay cận cảnh tại một dạ tiệc trong phim Anna Karenina. Một nhà báo đã bình luận: “Đôi mắt chất chứa điều gì đó rất nặng nề, dường như muốn khóc. Khuôn mặt uể oải nhưng lại đầy cám dỗ”. |
Garbo và bức ảnh của Ruth Harriet Louise chụp ngày 14-7-1926 quảng cáo cho bộ phim Người đàn bà gợi cảm | 1-1926, Greta Garbo miễn cưỡng chụp hình với sư tử Jackie, con vật đã trở thành biểu tượng may mắn và quen thuộc với khán giả của hãng phim MGM với tên “Leo the Lion” |
Bức ảnh chụp Greta Garbo và Jack Gilbert trong cảnh quay hò hẹn dưới tán cây trong phim Phàm nhân và ma quỉ. Nhiếp ảnh gia William Daniels đã khéo léo tăng cường độ sáng để trông như hào quang trên bàn tay và khuôn mặt của Garbo, tương phản với nhân vật của Gilbert |
Người hâm mộ còn được khám phá thế giới riêng của Garbo là căn hộ East Side của cô tại Manhattan, nơi đầy ắp những bức ảnh sặc sỡ, những bức tranh ấn tượng và nhiều đồ cổ quí giá. Phim tài liệu có cả 122 giây đoạn phim 1949 khi Garbo đi thử vai diễn trong một bộ phim mà cô đã không thực hiện của nhà sản xuất Walter Wanger dựa trên tiểu thuyết của Balzac, Nữ công tước xứ Langeais.
Đây là những cảnh quay sau tám năm kể từ ngày Garbo thực hiện bộ phim cuối cùng Nguời đàn bà hai mặt 1941. Nhà sản xuất Wanger lúc đó đã vô cùng hối tiếc vì không thể níu kéo Garbo - một ngôi sao đẹp và sáng chói hơn lúc nào hết - khỏi thế giới phù hoa của Hollywood, giã từ sự nghiệp điện ảnh ở tuổi 36.
Sự ra đi quá sớm của Garbo đã là cú “sốc” cho tất cảm mọi người đam mê nghệ thuật thứ bảy. Nhưng có lẽ cũng vì quyết định sững sờ này mà tên tuổi cô đã sống mãi. Phải chăng câu thoại "I want to be alone" (Tôi muốn được yên thân) trong bộ phim xuất sắc nhất của Garbo - Khách sạn diễm lệ - 1932 đã là một phần của điềm báo ?!
A.NGUYỆN tổng hợp
▪ Những lồng chim độc đáo (31/08/2005)
▪ Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Việt Nam ngày nay" lần 1 (05/09/2005)
▪ Kate Winslet: Bà mẹ người Anh quyến rũ nhất (05/09/2005)
▪ Bjork trở lại màn ảnh rộng (04/09/2005)
▪ Cách nhìn mới của văn học trẻ (04/09/2005)
▪ Thụy Điển lần đầu tiên dựng kịch của Nobel (04/09/2005)
▪ Chương Tử Di - Thành công không phải dễ dàng (04/09/2005)
▪ Nghệ thuật sắp đặt: “Tiếng thét của tự do” (04/09/2005)
▪ Vẻ đẹp bên ngoài vở kịch (05/09/2005)
▪ Trương Ngọc Ánh đa dạng trong diễn xuất (04/09/2005)