|
Trước tình hình hàng ngàn hộ nuôi cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL có nguy cơ phá sản, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ NN & PTNT, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước cùng 8 tỉnh, thành trong vùng tập trung tháo gỡ khó khăn cho nghề nuôi cá.
Cách thức nuôi hiện nay hầu hết không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật khiến chất lượng cá không cao. Nếu không khắc phục thì không cạnh tranh nổi, dẫn đến nguy cơ đánh mất thị trường truyền thống.
Giải pháp tình thế
Ông Lưu Phước Lượng, Phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ cho rằng: Việc tồn đọng hàng trăm ngàn tấn cá đã bộc lộ toàn bộ yếu kém trong quy hoạch, tổ chức quản lý nghề nuôi cá. Cụ thể là: Số liệu thống kê số hộ nuôi của các địa phương thiếu chính xác. Thống kê sản lượng cá từng tỉnh cũng thấp hơn nhiều lần thực tế. Các tỉnh chưa quản lý được hộ nuôi, phần lớn là nuôi tự phát, từ đó không nắm chính xác nguồn cung và khó khăn trong việc xử lý khi có biến động cung cầu…
Trước tình hình hàng ngàn hộ nuôi cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL có nguy cơ phá sản, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ NN & PTNT, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước cùng 8 tỉnh, thành trong vùng tập trung tháo gỡ khó khăn cho nghề nuôi cá. Ngân hàng Nhà nước cung ứng thêm 1.000 tỷ đồng ngoài hạn mức cho vay, giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thu mua hết lượng cá nguyên liệu; khoanh nợ, giãn nợ cho người nuôi cá, cho vay thêm vốn để mua thức ăn duy trì đàn cá và đầu tư tái sản xuất. Các bộ, ngành liên quan và địa phương kiểm tra, xử lý nghiêm những doanh nghiệp có biểu hiện gian lận thương mại, cố ý dìm giá, ép người nuôi cá. Sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ đã phát huy hiệu quả, vào cuối tháng 8, lượng cá tồn đọng chỉ còn chưa đầy 50.000 tấn. Tình trạng khủng hoảng thừa cá nguyên liệu đã lắng xuống, người nuôi cá qua khỏi “cơn” nguy cơ bị phá sản.
Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả của giải pháp tình thế. Ông Nguyễn Văn Thạnh, Giám đốc Sở NN & PTNT tỉnh An Giang nhận ra một vấn đề cốt lõi của nghề nuôi cá tra, cá ba sa: “Qua câu chuyện này, tôi thấy rằng, cung cầu quá bấp bênh. Mà cung cầu này ảnh hưởng từ nguyên nhân sâu xa là quy hoạch. Vấn đề này từng tỉnh không làm được mà phải ở tầm của bộ ngành Trung ương. Có quy hoạch bền vững thì việc cung cầu mới ổn thỏa.”
Tình trạng sản xuất theo “phong trào” ở nước ta từ trước tới nay đã dẫn đến những hậu quả khôn lường, mọi rủi ro nông dân đều gánh chịu. Khi tôm có giá thì phá rừng ngập mặn, phá ruộng lúa để đào ao nuôi tôm. Lúc tôm mất giá lại bỏ tôm trồng lúa. Khi cà phê được giá thì chặt bỏ các loại cây khác, chặt cả rừng nguyên sinh trồng cà phê; đến thời cà phê hạ giá lại phá vườn cà phê; cây cao su, cây điều, cây tiêu, cây quế, cây mía…và cả cây lúa cũng thất thường khi trồng khi bỏ. Mới đây, phong trào nuôi bò sữa ào ạt cũng đang để lại những gánh nặng nợ nầ n cho nhiều hộ gia đình.
Chuyện con cá tra, ba sa cũng vậy. Khi vào vụ thu hoạch bị tồn đọng 300.000 tấn là hàng loạt người nuôi bỏ nghề. Tại thời điểm ấy, Cục Thuỷ sản đã thống kê ở 8 tỉnh ĐBSCL, 20% diện tích không thả giống cho vụ sau và có nguy cơ bỏ không. Tỉnh Đồng Tháp, 120 hộ nuôi cá bỏ không 113 ha diện tích. TP Cần Thơ, gần 40% số ao nuôi chưa thả nuôi lứa mới. Vì vậy, chưa qua khỏi tình trạng dư thừa cá nguyên liệu, thì hiện nay, nhiều doanh nghiệp chế biến cá xuất khẩu đang lo vụ cuối năm, có thể xảy ra khan hiếm cá nguyên liệu. Vấn đề bức thiết mà ai cũng thấy, muốn cho sản xuất ổn định thì phải có hướng phát triển bền vững cho nghề nuôi cá tra, ba sa.
Từ xã Bình Minh, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp, xuôi ca nô theo dòng sông Hậu về tới Châu Thành, nhìn rõ nhiều bãi bồi bị cắt khúc nham nhở; nước thải từ các ao hầm nuôi cá chảy ra sông đen kịt. Thực tế các địa phương buông lỏng quản lý, để mặc cho nghề nuôi cá trôi nổi, đã dẫn đến hậu quả, vụ cá tháng 6 năm nay, trên 300.000 tấn cá ứ thừa. Người nuôi chẳng biết bán cá cho ai, còn doanh nghiệp chế biến đã chạy hết công suất mà vẫn không xuể… |
Theo VOV
▪ 7 bước giúp bạn thay đổi công việc (29/09/2008)
▪ Các bước giúp công việc hiệu quả hơn (29/09/2008)
▪ Nhân lực cho ngành CNTT:Lãng phí tại ai? (29/09/2008)
▪ 18-10: Khai mạc Ngày hội việc làm Bách khoa mở rộng (27/09/2008)
▪ Để "lính mới" có thể “ghi điểm” trước mọi người (27/09/2008)
▪ Đi xuất khẩu lao động về: Có tay nghề cũng không dễ xin việc (26/09/2008)
▪ Làm thêm đi du học: Có tiền, thêm kinh nghiệm (26/09/2008)
▪ Nghề "nửa mùa" (26/09/2008)
▪ Văn hóa nghề - Thước đo nguồn nhân lực:Cần có chương trình quốc gia về dạy văn hóa nghề (25/09/2008)
▪ 3 việc cần làm nhất trước khi thôi việc (25/09/2008)