Làm thêm đi du học: Có tiền, thêm kinh nghiệm
Các Website khác - 26/09/2008

 

 
Ảnh minh họa.

Hanoinet - Đa số các du học sinh (DHS) đều kiếm cho mình một việc làm thêm khi đi học. Đây là một lựa chọn rất đúng đắn. Có rất nhiều hình thức làm thêm để họ lựa chọn như: Dạy tiếng mẹ đẻ cho những người muốn học; bồi bàn, NV phục vụ trong các quán ăn;..

 

Đối với các du học sinh, việc kiếm cho mình một việc làm thêm khi đi học là rất quan trọng. Dù đi bằng hình thức nào, du học được xem là sự đầu tư lớn cho tương lai, trong đó không thể thiếu sự đầu tư về tài chính. Và tất yếu, với nhiều mục đích khác nhau nhưng không một du học sinh nào không đi làm thêm trong mấy năm dùi mài kinh sử ở xứ người.

 

Làm thêm bằng mọi giá

 

Đa số các du học sinh (DHS) đều kiếm cho mình một việc làm thêm khi đi học. Đây là một lựa chọn rất đúng đắn. Có rất nhiều hình thức làm thêm để họ lựa chọn như: Dạy tiếng mẹ đẻ cho những người muốn học; bồi bàn, NV phục vụ trong các quán ăn; NV tính tiền trong các siêu thị; trông trẻ; NV thực tập trong những Cty liên quan đến chuyên ngành đang học...

Rất nhiều DHS- sau khi ra nước ngoài mới nhận ra sự yếu kém về năng lực, đặc biệt là ngoại ngữ. Để có tiền đi học thêm, nhiều bạn bất chấp quy định của nhà trường, đi làm chui bằng mọi giá để có tiền chi trả. Cũng có DHS do trước khi đi không tìm hiểu kỹ nên không lường trước được chi phí sinh hoạt "cắt cổ". Không dám ngửa tay xin gia đình vì học phí đã tiêu tốn khá lớn nên làm thêm khi đó trở thành "nhu cầu sống còn". Tuấn Anh - SV năm thứ nhất chuyên ngành QTKD ở Anh cho biết: Nếu đi du học tự túc, bắt buộc ai cũng phải làm thêm để bù đắp các khoản chi phí học tập, sinh hoạt nên không tránh khỏi việc bê trễ trong học hành.

Hầu hết các trường ĐH ở những nước phát triển như Anh, Úc, Mỹ... đều có quy định về giới hạn giờ làm thêm để đảm bảo việc học hành của SV. Vì vậy, DHS cần xác định rằng thu nhập mang lại từ làm thêm chỉ có tính chất phụ giúp, chứ không nên hy vọng trang trải toàn bộ chi phí.

 

Làm thêm - một cách học nâng cao

 

Với nhiều DHS giỏi, làm thêm cũng là "nhu cầu sống còn" nhưng là để thêm kiến thức, thêm kinh nghiệm. Nhiều DHS VN ở Úc có cách làm thêm là nhận trợ giảng cho giáo sư như lên lịch dạy, tìm kiếm, phôtô tài liệu... CV bán thời gian này rất hữu ích cho việc học. Hoặc ở Singapore, một số DHS học chuyên ngành xã hội học làm thêm bằng cách tham gia vào các dự án điều tra xã hội học. Đi du học ở nước có chi phí đắt đỏ là Pháp, Hà My-SV năm thứ 5 chuyên ngành mỹ thuật đã chọn làm thêm bằng việc vẽ ký hoạ chân dung trên hè phố Paris. Số tiền kiếm được mỗi ngày đã giúp My trang trải tiền nhà, sinh hoạt. Làm thêm như vậy, không chỉ phù hợp với chuyên ngành học, thu nhập tốt mà còn có điều kiện luyện thêm ngoại ngữ.

Thùy Linh (Vũng Tàu) - SV năm thứ 3 chuyên ngành QTKD - Trường NUS (Singapore) cho biết: Ơ trường có các dự án làm thêm - theo chương trình thực tế của trường. Muốn được đi làm, SV phải rất chật vật mới vượt qua khâu tuyển chọn. Linh đã cố gắng và may mắn được chọn đi làm thêm 2 tháng ở một khách sạn trên đảo Hawai (Mỹ). Vậy là vừa có điều kiện tiếp cận với kiến thức du lịch tiên tiến, vừa được trả tiền công, lại vừa được đi du lịch ở nơi mà nhiều người cả đời mơ ước.

 

Không chỉ với Linh mà với những DHS có năng lực, theo học những chuyên ngành "hot", làm thêm đúng chuyên ngành không chỉ có thêm thu nhập, tích luỹ thêm kiến thức, kinh nghiệm mà còn được nhiều trường khuyến khích. Và khi đó, làm thêm khi đó thực sự là "thời giờ vàng ngọc" bổ sung cho tấm bằng danh giá, bõ công lặn lội ở xứ người.

Theo Ngọc Lan/LĐ