Cần Thơ: Tăng cường phối hợp đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS
Báo Tiếng chuông - 05/11/2016
Theo Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Cần Thơ, đến cuối năm 1996, Cần Thơ là một trong những tỉnh phát hiện người nhiễm HIV cao nhất cả nước. Để đáp ứng yêu cầu chăm sóc người nhiễm, năm 1997, Cần Thơ đã tăng cường phối hợp với các tổ chức quốc tế triển khai mô hình quản lý, chăm sóc, tư vấn tại cộng đồng và đẩy mạnh truyền thông.

 

Điều trị thuốc ARV cho người nhiễm HIV. Ảnh minh họa

 

Thời điểm này, hình thái lây nhiễm HIV chủ yếu do quan hệ tình dục không an toàn nên Cần Thơ triển khai chương trình "100% bao cao su" với nhiều hoạt động như: Thi trưng bày bao cao su; xây dựng mạng lưới đồng đẳng viên tiếp cận đối tượng nguy cơ cao, truyền thông, tiếp thị xã hội bao cao su; hình thành và duy trì điểm bán bao cao su tại các tiệm tạp hóa, nhà nghỉ, khách sạn… Mô hình thành công, được Trung ương và các tổ chức quốc tế đánh giá cao.

Năm 2000, do sự gia tăng đột biến về tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy trẻ, trên 20% qua giám sát trọng điểm. Đáng lưu ý, Cần Thơ là tỉnh lần đầu ghi nhận trường hợp 11 tuổi nhiễm HIV do tiêm chích ma túy, đe dọa sự xuất hiện của làn sóng dịch HIV/AIDS mới tại Cần Thơ.

Đứng trước đại dịch, Cần Thơ tích cực triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Đặc biệt chú trọng thông tin giáo dục truyền thông với nhiều hoạt động đa dạng; triển khai các chương trình can thiệp giảm hại, như: Bao cao su, bơm kim tiêm; điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone; chương trình tư vấn xét nghiệm HIV; chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS... Bên cạnh đó, tổ chức nhiều hoạt động góp phần giảm sự phân biệt đối xử, kỳ thị.

Phần lớn hoạt động trên được các dự án hợp tác quốc tế viện trợ, bao gồm: Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế (FHI); Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét; DKT, JICA, CDC; Ngân hàng Tế giới (WB); Tổ chức Y tế Thế giới (WHO); Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS)... hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật. Nguồn lực từ các dự án hợp tác quốc tế điều phối phù hợp với tình hình dịch HIV/AIDS ở các quận, huyện trên địa bàn.

Ngoài ra, qua các đợt giám sát, hỗ trợ kỹ thuật từ các dự án, cán bộ phòng, chống HIV/AIDS từ tuyến thành phố đến quận, huyện có điều kiện làm việc, học hỏi kinh nghiệm với các chuyên gia. Giai đoạn 2003-2013, có năm kinh phí phòng, chống HIV/AIDS toàn thành phố hơn 20 tỉ đồng. Trong đó kinh phí hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế chiếm 80-85%, phần còn lại là kinh phí từ Trung ương và địa phương.

Với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, năm 2010, Cần Thơ không còn nằm trong danh sách 10 tỉnh, thành có số người nhiễm HIV/AIDS cao nhất nước. Tuy nhiên, từ năm 2014 các dự án phòng, chống HIV/AIDS của các tổ chức quốc tế bắt đầu cắt giảm kinh phí hỗ trợ. Năm 2016, tổng kinh phí phòng, chống HIV/AIDS toàn thành phố còn 45% so với năm 2013. Năm 2013, kinh phí phòng, chống HIV/AIDS hỗ trợ từ các dự án hợp tác quốc tế chiếm 76%, đến năm 2016 giảm còn 29%, chủ yếu tập trung các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao cho địa phương. Vì vậy, công tác phòng, chống HIV/AIDS đang gặp nhiều thách thức.

BS. Nguyễn Quang Thông, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Cần Thơ, cho biết: Công tác phòng, chống HIV/AIDS đạt thành quả đáng kể nhờ sự góp phần rất lớn từ các tổ chức quốc tế. Qua đó xây dựng nền móng vững chắc cho mạng lưới cán bộ, cộng tác viên được đào tạo, các cơ sở điều trị... Để duy trì bền vững kết quả, từ năm 2013, Cần Thơ bắt đầu cấp kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để bù đắp phần thiếu hụt do các dự án quốc tế cắt giảm.

Bên cạnh đó, thực hiện chi trả phụ cấp cho nhân viên tiếp cận cộng đồng các nhóm nguy cơ cao, các cộng tác viên phòng, chống HIV/AIDS phường, xã; bố trí biên chế tại các cơ sở điều trị Methadone...

Để hướng tới kết thúc dịch AIDS năm 2030, Cần Thơ tiếp tục củng cố quan hệ đối tác hợp tác với các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, hợp tác ở giai đoạn này có thể là các hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo.

 

 
Theo số liệu báo cáo 9 tháng năm 2016, Cần Thơ phát hiện mới 152 người nhiễm HIV, 143 người chuyển sang AIDS và 31 người tử vong. So với cùng kỳ năm 2015, giảm 25 người nhiễm HIV (14,1%); giảm 32 bệnh nhân AIDS (18,3%); giảm 20 người tử vong (39,2%). Với kết quả này, Cần Thơ tiếp tục là một trong 10 tỉnh, thành phố có số người nhiễm HIV phát hiện mới giảm nhiều năm liền. Cần Thơ được Bộ Y tế chọn là 1 trong 2 tỉnh, thành trong cả nước triển khai thực hiện kế hoạch "Thành phố hướng tới mục tiêu 3 không về HIV/AIDS" và là một trong 2 tỉnh, thành triển khai "Sáng kiến thí điểm điều trị 2.0".
 
Điều trị thuốc ARV cho người nhiễm HIV. Ảnh minh họa

 

Thời điểm này, hình thái lây nhiễm HIV chủ yếu do quan hệ tình dục không an toàn nên Cần Thơ triển khai chương trình "100% bao cao su" với nhiều hoạt động như: Thi trưng bày bao cao su; xây dựng mạng lưới đồng đẳng viên tiếp cận đối tượng nguy cơ cao, truyền thông, tiếp thị xã hội bao cao su; hình thành và duy trì điểm bán bao cao su tại các tiệm tạp hóa, nhà nghỉ, khách sạn… Mô hình thành công, được Trung ương và các tổ chức quốc tế đánh giá cao.

Năm 2000, do sự gia tăng đột biến về tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy trẻ, trên 20% qua giám sát trọng điểm. Đáng lưu ý, Cần Thơ là tỉnh lần đầu ghi nhận trường hợp 11 tuổi nhiễm HIV do tiêm chích ma túy, đe dọa sự xuất hiện của làn sóng dịch HIV/AIDS mới tại Cần Thơ.

Đứng trước đại dịch, Cần Thơ tích cực triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Đặc biệt chú trọng thông tin giáo dục truyền thông với nhiều hoạt động đa dạng; triển khai các chương trình can thiệp giảm hại, như: Bao cao su, bơm kim tiêm; điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone; chương trình tư vấn xét nghiệm HIV; chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS... Bên cạnh đó, tổ chức nhiều hoạt động góp phần giảm sự phân biệt đối xử, kỳ thị.

Phần lớn hoạt động trên được các dự án hợp tác quốc tế viện trợ, bao gồm: Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế (FHI); Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét; DKT, JICA, CDC; Ngân hàng Tế giới (WB); Tổ chức Y tế Thế giới (WHO); Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS)... hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật. Nguồn lực từ các dự án hợp tác quốc tế điều phối phù hợp với tình hình dịch HIV/AIDS ở các quận, huyện trên địa bàn.

Ngoài ra, qua các đợt giám sát, hỗ trợ kỹ thuật từ các dự án, cán bộ phòng, chống HIV/AIDS từ tuyến thành phố đến quận, huyện có điều kiện làm việc, học hỏi kinh nghiệm với các chuyên gia. Giai đoạn 2003-2013, có năm kinh phí phòng, chống HIV/AIDS toàn thành phố hơn 20 tỉ đồng. Trong đó kinh phí hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế chiếm 80-85%, phần còn lại là kinh phí từ Trung ương và địa phương.

Với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, năm 2010, Cần Thơ không còn nằm trong danh sách 10 tỉnh, thành có số người nhiễm HIV/AIDS cao nhất nước. Tuy nhiên, từ năm 2014 các dự án phòng, chống HIV/AIDS của các tổ chức quốc tế bắt đầu cắt giảm kinh phí hỗ trợ. Năm 2016, tổng kinh phí phòng, chống HIV/AIDS toàn thành phố còn 45% so với năm 2013. Năm 2013, kinh phí phòng, chống HIV/AIDS hỗ trợ từ các dự án hợp tác quốc tế chiếm 76%, đến năm 2016 giảm còn 29%, chủ yếu tập trung các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao cho địa phương. Vì vậy, công tác phòng, chống HIV/AIDS đang gặp nhiều thách thức.

BS. Nguyễn Quang Thông, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Cần Thơ, cho biết: Công tác phòng, chống HIV/AIDS đạt thành quả đáng kể nhờ sự góp phần rất lớn từ các tổ chức quốc tế. Qua đó xây dựng nền móng vững chắc cho mạng lưới cán bộ, cộng tác viên được đào tạo, các cơ sở điều trị... Để duy trì bền vững kết quả, từ năm 2013, Cần Thơ bắt đầu cấp kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để bù đắp phần thiếu hụt do các dự án quốc tế cắt giảm.

Bên cạnh đó, thực hiện chi trả phụ cấp cho nhân viên tiếp cận cộng đồng các nhóm nguy cơ cao, các cộng tác viên phòng, chống HIV/AIDS phường, xã; bố trí biên chế tại các cơ sở điều trị Methadone...

Để hướng tới kết thúc dịch AIDS năm 2030, Cần Thơ tiếp tục củng cố quan hệ đối tác hợp tác với các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, hợp tác ở giai đoạn này có thể là các hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo.

 

 
Theo số liệu báo cáo 9 tháng năm 2016, Cần Thơ phát hiện mới 152 người nhiễm HIV, 143 người chuyển sang AIDS và 31 người tử vong. So với cùng kỳ năm 2015, giảm 25 người nhiễm HIV (14,1%); giảm 32 bệnh nhân AIDS (18,3%); giảm 20 người tử vong (39,2%). Với kết quả này, Cần Thơ tiếp tục là một trong 10 tỉnh, thành phố có số người nhiễm HIV phát hiện mới giảm nhiều năm liền. Cần Thơ được Bộ Y tế chọn là 1 trong 2 tỉnh, thành trong cả nước triển khai thực hiện kế hoạch "Thành phố hướng tới mục tiêu 3 không về HIV/AIDS" và là một trong 2 tỉnh, thành triển khai "Sáng kiến thí điểm điều trị 2.0".