Kết quả nghiên cứu mới cho thấy ngoài các vấn đề sức khỏe, trẻ có mẹ béo phì có nhiều hơn 70% khả năng thất bại trong các bài kiểm tra kĩ năng vận động tinh – khả năng kiểm soát vận động của các cơ nhỏ như cơ ngón tay và bàn tay khi lên 3 tuổi so với những trẻ có mẹ trọng lượng bình thường.
Trẻ có bố béo phì có nhiều hơn 70% khả năng không vượt qua các đánh giá năng lực xã hội, một chỉ số về khả năng trẻ tiếp xúc và tương tác với người khác khi lên 3 tuổi. Những trẻ, con của các cặp vợ chống béo phì có nhiều khả năng gấp 3 lần thất bại trong các bài kiểm tra khả năng giải quyết vấn đề khi lên 3 tuổi.
Tác giả chính của nghiên cứu, Edwina Yeung từ Viện Sức khỏe và phát triển nhân lực trẻ em Eunice Kennedy Shriver ở Mỹ cho biết nghiên cứu này là một trong số ít các nghiên cứu cũng bao gồm thông tin về cha và kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cân nặng của cha cũng ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển của trẻ.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ cha mẹ béo phì có thể tăng nguy cơ chậm phát triển của trẻ.
Các nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng béo phì trong thời kỳ mang thai có thể kích thích viêm, ảnh hưởng tới não của thai nhi và cũng có ảnh hưởng đến biểu hiện gien trong tinh trùng.
Nếu mối liên quan giữa béo phì của cha mẹ và sự chậm phát triển của trẻ được xác nhận, các bác sĩ có thể cần đưa trọng lượng của phụ huynh vào tính toán khi sàng lọc chậm phát triển ở trẻ nhỏ và có các can thiệp sớm.
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra 5.000 phụ nữ ở Mỹ vào thời điểm khoảng 4 tháng sau sinh.
Nghiên cứu được đăng trên tờ tạp chí nhi khoa Pediatrics.
▪ Nhiều người nghiện ma túy ở Điện Biên nhiễm HIV/AIDS (06/01/2017)
▪ Hy vọng mới cho cuộc chiến chống HIV/AIDS (05/01/2017)
▪ Thách thức lớn trong công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2017 (04/01/2017)
▪ Đồng Nai: Tạo điều kiện thuận lợi cho người điều trị nghiện bằng Methadone (04/01/2017)
▪ Tổng kết những chính sách trong phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm năm 2016 (02/01/2017)
▪ Dự án VUSTA: Góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược trong phòng, chống HIV/AIDS (02/01/2017)
▪ Những chính sách mới trong phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm năm 2016 (30/12/2016)
▪ Hà Nội: Hỗ trợ thẻ BHYT, sổ tiết kiệm cho trẻ nhiễm HIV/AIDS (29/12/2016)
▪ Những bệnh lạ được phát hiện trong thế kỷ 21 (27/12/2016)
▪ “Có những vết hằn không bao giờ biến mất” (27/12/2016)