Năm 2015, tình hình người nghiện ma túy tại Đà Nẵng có xu hướng gia tăng, số người nghiện có hồ sơ quản lý là 2.242 người, tăng 11% so với năm 2014. Hầu hết, người nghiện ma túy không có nghề nghiệp, trong khi đó, số người nghiện, sử dụng ma túy ở ngoài cộng đồng còn nhiều (chiếm 68,61%) và công tác cai nghiện tại gia đình – cộng đồng đối với số người nghiện ở ngoài cộng động còn chưa đảm bảo yêu cầu đặt ra (chỉ chiếm 6,36%).
Toàn Đà Nẵng hiện có gần 1.000 cơ sở kinh doanh, dịch vụ nhạy cảm, với hơn 4.000 nhân viên nữ đang làm việc trong khu vực này nên công tác kiểm soát, phòng chống TNXH trên địa bàn luôn là thách thức không nhỏ đối với các ngành chức năng. Tuy nhiên, với việc xây dựng xã, phường lành mạnh, các TNXH tại Đà Nẵng đã từng bước được đẩy lùi. Để có được kết quả này, bên cạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với người dân, hàng năm, các lực lượng chức năng thành phố đã tiến hành rà soát, quản lý, phát hiện và đề xuất đấu tranh, triệt xóa các ổ nhóm mại dâm, cơ sở kinh doanh dịch vụ trá hình.
Năm 2015, thành phố đã tiến hành kiểm danh, kiểm diện gần 570 lượt đối tượng và gọi hỏi, răn đe, giáo dục gần 400 lượt đối tượng hình sự, ma túy, tù về địa phương; mở 29 lới giáo dục pháp luật cho 1.499 đối tượng hình sự, ma túy, thanh thiếu niên có nguy cơ cao vi phạm pháp luật với 261 hộ kinh doanh có điều kiện.
Đội kiểm tra liên ngành các cấp cũng tiến hành kiểm tra 486 lượt cơ sở với 680 cơ sở kinh doanh dịch vụ. Qua kiểm tra phát hiện 178 cơ sở vi phạm (so với năm 2014 tăng 100 cơ sở.
Đặc biệt, từ năm 2011 đến nay, thành phố đã tổ chức cai nghiện cho gần 2 nghìn lượt người nghiện. Công tác quản lý sau cai nghiện tại cộng đồng cũng được thành phố quan tâm triệt để. Cụ thể, ngay khi hết thời hạn tập trung cai nghiện, Trung tâm tổ chức bàn giao học viên cho địa phương và gia đình để cùng phối hợp quản lý, giúp đỡ. Sau khi về địa phương sinh sống, người sau cai nghiện có trách nhiệm đến chính quyền địa phương đăng ký, để địa phương lập hồ sơ, ra quyết định quản lý, đồng thời phân công tổ chức, cá nhân ở địa phương theo dõi, giúp đỡ trong quá trình hoà nhập cộng đồng, phòng tránh tái nghiện. Hiện toàn thành phố có 180 người đang qản lý sau cai nghiện, trong đó có 122 người có việc làm (chiếm 67,8%).
Đồng thời, các mô hình phát huy hiệu quả trong công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội tại các khu dân cư được nhân rộng như “Liên kết xây dựng vùng giáp ranh an toàn về ANTT”, “Xây dựng phường, xã, cơ quan, doanh nghiệp, trường học không có ma túy”, “Xây dựng tổ dân phố, thông không có tội phạm và tệ nạn xã hội”…
Với quyết tâm xây dựng xã, phường lành mạnh, không có tệ nạn xã hội, đến nay, đa số các quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đều đã cơ bản đạt được những tiêu chí đề ra. Năm 2015, toàn thành phố có 53/56 xã, phường không có tệ nạn mại dâm, 2 xã, phường lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm.
▪ Chiến dịch truyền thông vận động bảo đảm tài chính cho ARV (12/04/2016)
▪ Cải thiện hệ thống thông tin phòng chống HIV/AIDS (11/04/2016)
▪ Bệnh nhân cai nghiện đã xuất hiện người xài ma túy đá (11/04/2016)
▪ INCB cam kết hỗ trợ ngành y tế trong điều trị nghiện (09/04/2016)
▪ Hà Nội có trên 14 nghìn người nghiện (09/04/2016)
▪ Đổi mới công tác tuyên truyền ngăn ngừa ma túy tại vùng Tây Bắc (09/04/2016)
▪ Sử dụng cocaine giết chết tế bào não (08/04/2016)
▪ Dùng máu để điều trị vô sinh nam (07/04/2016)
▪ Bí ẩn nguyên nhân khiến HIV trở thành đại dịch toàn cầu (07/04/2016)
▪ Việt Nam luôn dành ưu tiên cho phòng, chống ma túy (07/04/2016)