Cho đến tháng 7-2005, dân số thế giới đã vượt qua 6,5 tỷ người. Mặc dù đang gia tăng chậm, từ 2% trong những năm 1960 còn 1,2% hiện nay, dân số thế giới cũng sẽ đạt đến con số 9 tỷ người vào năm 2050. Sự giảm tỷ lệ sinh sản ở châu Âu, châu Mỹ La Tinh và châu Á đã góp phần giảm dân số.
Tuy nhiên, tỷ lệ sinh sản tại châu Phi vẫn còn ở mức cao và dân số tại khu vực này được dự báo là sẽ tăng lên nhanh chóng, gấp ba lần vào năm 2050 tại các nước Burkina Faso, Burundi, Chad, Congo, CHDC Congo, Ethiopia và Uganda.
Nhà nhân khẩu học John Cleland của Anh nói rằng gia tăng dân số có thể góp phần đào sâu tình trạng đói nghèo tại vùng phụ cận Sahara, nơi dự báo dân số sẽ tăng từ 750 triệu lên đến 1,7 tỷ vào năm 2050.
Tại châu Âu và châu Á, tỷ lệ sinh giảm và tăng tuổi thọ đang dẫn đến tình trạng dân số già. Theo các số liệu của Liên hiệp quốc, 20% dân số hiện nay tại các nước phát triển trên 60 tuổi và vào năm 2050, con số này sẽ là 32%.
“Nếu không có động thái nào, dân số già sẽ dẫn đến giảm lực lượng lao động, giảm tăng trưởng kinh tế và thiếu nhân công”, Martine Durand, một chuyên gia kinh tế của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển cho biết.
Cùng với gia tăng dân số già, chính phủ các nước còn phải đối mặt với tình trạng tăng dân nhập cư, kéo theo đó là tăng số trẻ mới sinh và tạo công ăn việc làm. Đây là một giải pháp mà chính phủ các nước buộc phải lựa chọn để tăng nguồn nhân lực thay cho số người về hưu gia tăng tại nước mình.
Durand nói chính phủ các nước đang phát triển đang tiến hành các phương pháp để làm chậm lại số người nghỉ hưu. Ý, Phần Lan, Tây Ban Nha, Na Uy và Pháp đã giới hạn số người về hưu sớm trong khi Áo, Thụy Sĩ và Bỉ tăng tuổi về hưu. Và trong vòng 25 tới, do tỷ lệ sinh giảm nên dân nhập cư sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng tại một số nước, đặc biệt là tại châu Âu.
Việc tăng tuổi thọ cũng là một yếu tố khác dẫn tới dân số già. Theo Liên hiệp quốc, ở các nước giàu, tuổi thọ trung bình của con người sẽ là 82 vào năm 2050 so với 76 hiện nay. Ở 50 nước ít phát triển nhất, tuổi thọ trung bình cũng sẽ tăng từ 51 lên 67 nếu chính phủ các nước này thực hiện đầy đủ việc điều trị bệnh HIV và làm ngưng sự lây lan của virus này. Riêng tại đông nam châu Phi, nơi có tỷ lệ nhiễm HIVcao nhất thế giới, tuổi thọ con người đã giảm từ 62 xuống còn 48 từ năm 2000 đến 2005 và có nguy cơ giảm xuống còn 43 trong vòng một thập kỷ tới.
Trong khi đó, đại dịch AIDS vẫn đang tiếp tục hoành hành. Có khoảng 3 triệu người chết vì những bệnh có liên quan đến AIDS năm 2004 trong khi 5 triệu người khác bị nhiễm bệnh, nâng tổng số người nhiễmHIV toàn cầu lên đến 40 triệu.
T.VY (Theo Xinhua)
▪ Trung Quốc: Chiếu phim hoạt hình tuyên truyền về HIV (26/07/2005)
▪ Mỹ: Giảm lây nhiễm HIV ở San Francisco nhưng tăng ở các khu vực khác (23/07/2005)
▪ Nhật Bản:Tăng cường tuyên truyền, giáo dục HIV/AIDS (23/07/2005)
▪ Bùng phát đại dịch HIV ở nam Dakota (22/07/2005)
▪ 1/5 dân số Nam Phi nhiễm HIV/AIDS (20/07/2005)
▪ Trung Quốc: Tăng tỉ lệ phụ nữ nhiễm HIV/AIDS (20/07/2005)
▪ Phu nhân tổng thống Mỹ ủng hộ Tanzania 500,000 đô la (17/07/2005)
▪ Cắt bao quy đầu giúp giảm tới 70% nguy cơ lây nhiễm HIV từ phụ nữ sang nam giới (07/07/2005)
▪ Ấn Độ: Cần giải quyết tốt cả hai mặt trận, lao và HIV/AIDS (07/07/2005)
▪ LHQ: Thái Lan sẽ là nước giúp đỡ Châu Phi phòng chống HIV/AIDS (05/07/2005)