Đó là một trong những mục tiêu mà Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Nam Định đặt ra trong Kế hoạch phòng, chống tệ nạn mại dâm năm 2016.
Cụ thể, Nam Định phấn đấu, 100% số các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện có Kế hoạch phối hợp phòng chống mại dâm. 100% số xã, phường, thị trấn có ban hành Kế hoạch phòng chống tệ nạn mại dâm, đề cập đầy đủ các nhiệm vụ tuyên truyền, quản lý địa bàn, xử lý các vi phạm về phòng chống tệ nạn mại dâm và giúp đỡ, tạo điều kiện cho người bán dâm hòa nhập cộng đồng; định kỳ 6 tháng, cuối năm có đánh giá, báo cáo sơ kết, tổng kết.
Hệ thống các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn thường xuyên có đăng phát tin bài về phòng chống tệ nạn mại dâm. 100% số xã, phường, thị trấn có hoạt động truyền thông lồng ghép, có panô/khẩu hiệu trên tường tuyên truyền về phòng chống tệ nạn mại dâm.
100% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn đăng ký “Xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm”; có lồng ghép công tác phòng chống tệ nạn mại dâm trong các Chương trình kinh tế xã hội của địa phương, đảm bảo phụ nữ có nguy cơ cao dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm, được tạo cơ hội tiếp cận với các chính sách hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm, vay vốn tín dụng; 100% số xã, phường, thị trấn trên địa có cơ sở kinh doanh nhạy cảm lập được danh sách các cơ sở, nắm được tình hình số lượng lao nữ làm công cho các cơ sở...
![]() |
Phụ nữ có nguy cơ cao hoạt động mại dâm sẽ được hỗ trợ đào tạo nghề, vay vốn... Ảnh minh họa |
Ngoài ra, 100% các địa bàn trọng điểm có các hoạt động can thiệp, làm giảm thiểu tác hại của tệ nạn mại dâm và dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS. Cán bộ trực tiếp thực hiện và tham gia công tác phòng chống mại dâm của địa phương được nâng cao năng lực, kỹ năng tiếp cận, hỗ trợ phụ nữ bán dâm tái hòa nhập cộng đồng.
Để làm tốt công tác phòng, chống mại dâm, theo Sở LĐTBXH Nam Định, cần đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền về phòng chống tệ nạn này, phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tại các các địa bàn trọng điểm.
Bên cạnh đó, rà soát, đánh giá nhu cầu của nhóm phụ nữ có nguy cơ cao bị lợi dụng hoạt động mại dâm, tạo điều kiện để nhóm đối tượng này được ưu tiên tiếp cận các chính sách hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững.
Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể xã hội tham gia cảm hoá, giáo dục hỗ trợ người bán dâm tái hoà nhập cộng đồng. Làm chuyển hoá từng bước các địa bàn có tệ nạn mại dâm.
Đồng thời thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn mại dâm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm đảm bảo ít nhất có 50% số cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm được kiểm tra, trong đó 20% do Đội kiểm tra liên ngành cấp tỉnh thực hiện, 30% do Đội kiểm tra liên ngành cấp huyện thực hiện; xử lý các cơ sở vi phạm pháp luật về phòng chống mại dâm, theo đúng quy định pháp luật…
▪ Cuộc chiến chống AIDS chậm lại do thiếu nguồn tài chính (09/05/2016)
▪ Trao kiến thức, kỹ năng về giới tính cho trẻ em (07/05/2016)
▪ Trên 40% người nghiện bỏ trốn trước khi bản án có hiệu lực (07/05/2016)
▪ Những rào cản trong sản xuất vắcxin Zika (06/05/2016)
▪ Nhìn nhận về "giảm hại" trong phòng chống ma túy (06/05/2016)
▪ Cây anh túc - thuốc phiện có nguồn gốc từ đâu? (06/05/2016)
▪ Hòa Bình: Xác định BHYT là nguồn lực chính (05/05/2016)
▪ Giải quyết triệt để vấn đề ma túy để phòng, chống tội phạm (05/05/2016)
▪ 8 sự thật thú vị về bao cao su (03/05/2016)
▪ Hiểm họa từ loại ma túy núp bóng trà sữa (03/05/2016)