![]() |
Ảnh minh họa: UNAIDS |
Ông Luiz Loures, Phó Giám đốc điều hành UNAIDS cho biết: không phân biệt đối xử trong y tế là việc làm cấp bách nhằm chấm dứt đại dịch HIV/AIDS, và chúng ta hoàn toàn có thể làm được điều đó. Mỗi quốc gia có nghĩa vụ đảm bảo công dân nước mình không bị phân biệt đối xử. Thông qua một chương trình hành động, chúng ta hoàn toàn có thể chấm dứt được vấn nạn này, hãy hành động ngay từ bây giờ!
Ở nhiềuquốc gia trên thế giới, người dân phải đối mặt với phải đối mặt với nhiều rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thậm chí có những nơi dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng tốt nhưng người dân vẫn lo lắng bị kỳ thị, phân biệt đối xử. Điều này là rào cản khiến họ không thể tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc y tế.
Theo một báo cáo mới của tổ chức phi chính phủ Asia Catalyst phối hợp với 8 đơn vị cơ sở ở các nước Campuchia, Trung Quốc, Myanmar và Việt Nam đã ghi nhận nhiều hành động kì thị trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe, đặc biệt đối với người sống chung với HIV. Các hành động phân biệt đối xử của các cơ sở y tế bao gồm: kì thị khi đến xét nghiệm HIV, tiết lộ tình trạng nhiễm HIV mà không có sự cho phép, áp đặt các chi phíbổ sung đối với bệnh nhân sống chung với HIV.
Ở Việt Nam, mới đây theo báo cáo từ kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) đã ghi nhận nhiều hành vi phân biệt đối xử của các dịch vụ y tế với nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Được biết, tất cả nhân viên y tế (NVYT) tham gia vào nghiên cứu đã từng được tập huấn các khoá học có liên quan đến chủ đề MSM. Rất nhiều NVYT có kiến thức, hiểu biết và nỗ lực cung cấp các dịch vụ thân thiện cho MSM. Đặc biệt, Kỳ thị và phân biệt chủ yếu là do bản thân NVYT không ý thức được và dẫn tới hạn chế trong tiếp cận dịch vụ HIV và STIs của MSM.
Đặc biệt, hình thức và mức độ biểu hiện của kỳ thị và phân biệt đối xử này rất đa dạng và ở các mức khác nhau, từ dán nhãn đặc điểm hình dáng bên ngoài, đến định khuôn các giá trị tiêu cực gắn với MSM để phân biệt và phân tách nhóm MSM ra khỏi cộng đồng đến thái độ không chấp nhận những hành vi tình dục và quan hệ tình yêu của MSM.
▪ Bài học chống ma túy và HIV của người Bồ Đào Nha (25/04/2016)
▪ Bộ Y tế công bố số điện thoại đường dây nóng chống hàng giả (23/04/2016)
▪ Còn nhiều khó khăn trong việc thu gom bơm kim tiêm bẩn (23/04/2016)
▪ Vĩnh Phúc: Đẩy mạnh mô hình Methadone tại tuyến huyện (22/04/2016)
▪ Yếu tố quyết định đối với phòng, chống HIV/AIDS tuyến cơ sở (22/04/2016)
▪ Tăng cường BHYT cho bệnh nhân HIV/AIDS (21/04/2016)
▪ Hơn 22 nghìn người nghiện được tiếp cận dự phòng HIV (21/04/2016)
▪ Hà Nội: Hơn 1,6 nghìn người sau cai được dạy nghề, hỗ trợ tạo việc làm tại cộng đồng (21/04/2016)
▪ Công tác phòng chống TNXH ở Hải Phòng đạt nhiều kết quả trong quý I (20/04/2016)
▪ Khai mạc Kỳ họp đặc biệt của Đại Hội đồng LHQ về vấn đề ma túy toàn cầu (20/04/2016)