Thông tin này được lan truyền trên facebook và được hơn 200 nghìn lượt chia sẻ. Ảnh chụp màn hình |
Những tin đồn như này cũng đã xuất hiện tại Singapore và một số nước khác.
Thông tin chia sẻ tại Singapore |
Tuy nhiên, thông báo trên Snopes.com nêu rõ, không có bằng chứng tin cậy nào chứng minh có phiên bản kẹo ma túy hương vị dâu tây với mục đích hấp dẫn trẻ em. Tin tức này xuất hiện lần đầu tiên vào vào đầu năm 2007, hàng loạt các thông tin lan truyền về loại kẹo có chứa methamphetamine được biết đến với cái tến là "quả dâu tây nhanh" (Strawberry Quick).
Sau đó, thông tin về loại kẹo này xuất hiện ở các Tiểu bang Miền Tây nước Mỹ vào tháng 1/2007. Loại kẹo này được mô tả có hình dáng giống kẹo ngậm, có màu hồng đậm và mùi hương dâu tây.
Đến tháng 9/2017, thông tin này vẫn được đồn đại trên các phương tiện truyền thông xã hội. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng bao gồm cảnh sát, trường học và các cơ quan truyền thông, cơ quan thực thi về chất gây nghiện đã phủ định tin đồn vô căn cứ này.
Ma túy được cho là "dâu tây nhanh" |
Phát ngôn viên của Cơ quan Bài trừ Ma túy Mỹ (DEA) xác nhận trong một tuyên bố năm 2010 rằng tin đồn về "quả dâu tây nhanh" là không có căn cứ.
Người phát ngôn của DEA, Michael Sanders cho biết: "Chúng tôi đã tiến hàn kiểm tra tất cả các phòng thí nghiệm và xác nhận thông tin này là không đúng sự thật. Đây không phải là một xu hướng hay và vấn đề thực sự. Tôi nghĩ người lan truyền thông tin này có ý định tốt nhưng họ không thực sự hiểu vấn đề".
Người phát ngôn này cũng cho biết, họ chưa từng phát hiện loại meth được thêm hương vị dâu tây, cũng chưa từng ghi nhận trường hợp trẻ em nào nhập viện vì ăn phải loại kẹo này. Dù trước đó họ đã bắt giữ loại meth màu, nhưng đây là meth được thêm thuốc nhuộm để trốn tránh pháp luật thay vì hấp dẫn trẻ em.
Tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu về tác hại của các loại thuốc đối với con người - Drugfree.org cũng nhận được những phản hồi tương tự như DEA trong quá tình điều tra sự thật về loại ma túy dâu tây nhanh này.
Những tin đồn về các loại thuốc bất hợp pháp được sản xuất dưới hình thức hấp dẫn nhằm thu hút trẻ nhỏ đã được lưu hành trong vài thập kỷ. Tuy nhiên nó hầu như là vô căn cứ vì trẻ nhỏ thường không có tài chính cần thiết để mua các sản phẩm đó.
Dù tin đồn này là vô căn cứ, nhưng vào tháng 4/2007, Thượng nghị sĩ Mỹ Dianne Feinstein đã phản ứng bằng cách thông qua luật nhằm gia tăng mức xử phạt hình sự đối với bất cứ ai buôn bán, hoặc sản xuất các loại ma túy có hương vị kẹo bằng cách áp dụng các hình phạt tù tương tự như đối tượng cố ý buôn bán ma túy cho trẻ vị thành niên.
Tại Singapore, theo thông tin đăng trên tờ Straitstime ngày 23/1/2017, Cục Phòng chống ma túy Trung ương nước này (CNB) đã phủ nhận thông tin loại ma túy có mùi vị dây tây như thông tin lan truyền trên mạng xã hội.
"Chúng tôi chính thức thông báo rằng các khuyến cáo nói trên không được phát ra từ CNB", đại diện CNB cho biết.
"Trong những năm gần đây, CNB không phát hiện bất kỳ trường hợp methamphetamine có hương vị dâu tây nào ở Singapore".
Tuy nhiên, CNB cũng khuyến cáo, các bậc phụ huynh cần giáo dục con về tác hại của ma túy.
Nhật Thy
▪ Sẽ có Trung tâm can thiệp phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (23/01/2018)
▪ Hiểm họa "rình rập" từ bao cao su giả (23/01/2018)
▪ Người đồng tính, chuyển giới được giam riêng (09/01/2018)
▪ Đẩy lùi nạn xâm hại tình dục trẻ em: Cần một cách tuyên truyền khác (04/01/2018)
▪ Lan tỏa thông điệp phòng, chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái (25/12/2017)
▪ Quy định cụ thể hơn về giúp đỡ người được trợ giúp pháp lý (20/12/2017)
▪ Xác định nơi cư trú của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như thế nào? (13/12/2017)
▪ Nhận diện tội phạm xâm hại tình dục trẻ em (12/12/2017)
▪ Khai trương Hệ thống quản lý thông tin điều trị Methadone (08/12/2017)
▪ Khai trương tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em (07/12/2017)