Theo Bác sỹ Nguyễn Hữu Khánh Duy, Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa,Trung tâm được thành lập từ năm 1999 trong bối cảnh tệ nạn ma túy lan rộng, đồng thời, do UBND TP.HCM có chủ trương xã hội hóa công tác cai nghiện để góp phần cùng thành phố thực hiện công tác này.
![]() |
Bác sỹ Nguyễn Hữu Khánh Duy, Giám đốc Trung tâm Thanh Đa |
BS Nguyễn Hữu Khánh Duy cho biết, những ngày tháng mới thành lập, Trung tâm gặp rất nhiều khó khăn. Các văn bản hướng dẫn và tài liệu thiếu. Ngoài các bài giảng về cắt cơn bằng phác đồ an thần kinh của Bộ Y tế và châm cứu, các y bác sỹ của Trung tâm không được học gì thêm. Ngày đó, quan niệm về cai nghiện ma túy khá giản đơn. Một số bệnh viện thành lập khoa cắt cơn. Sau cắt cơn, bệnh nhân về nhà và hầu hết đều tái nghiện.
“Ngoài vấn đề thực hiện phác đồ cắt cơn của Bộ Y tế, chúng tôi không biết một trung tâm cai nghiện tự nguyện có những quyền hạn gì? Công tác quản lý ra sao? Và sau gian đoạn cắt cơn phải làm gì? Chúng tôi biết rằng, cắt cơn không thể giải quyết được điều trị nghiện ma túy mà cần có thời gian giúp đỡ, chăm sóc dài và đồng thời chúng tôi cũng đánh giá nghiện ma túy là một bệnh nên chúng tôi đặt tên trung tâm là Trung tâm Điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa”, BS Nguyễn Hữu Khánh Duy chia sẻ về những ngày mới thành lập Trung tâm.
Việc thực hiện cắt cơn bằng phác đồ an thần kinh, lúc bấy giờ có rất nhiều phản ứng phụ. Bệnh nhân thường bị “sảng thuốc” “xuyên tường - bắt bướm” và dễ bị kích động, gây gổ đánh nhau. Có nhiều anh em chán nản không muốn tiếp tục làm công việc này nữa nhưng một số khác vẫn quyết tâm đeo bám và tìm kiếm những phương pháp điều trị có kết quả hơn.
Năm 2002, Trung tâm đã đưa phác đồ điều trị cắt cơn bằng Clonidine kết hợp với thuốc giải lo âu, an thần và giảm đau vào điều trị. Liều lượng thuốc Clonidine sử dụng giảm chỉ còn 1/3 so với liều điều trị cho phép liều thuốc giảm lo âu, an thần, giảm đau sử dụng chỉ bằng 1/2 so với liều cho phép nên sử dụng hết sức an toàn. Phác đồ này đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng. Nhưng tại Việt Nam chưa có trung tâm nào điều trị bằng thuốc này.
Năm 2009, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Viết Nghị-nguyên Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần Trung ương-Chủ tịch Hội Tâm thần học Việt Nam vào thăm Trung tâm Thanh Đa và nhận thấy phác đồ điều trị cắt cơn bằng Clonidine có kết quả rất tốt. Hội chứng cai nhẹ, số hội chứng cai ít. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Viết Nghị đã mời lãnh đạo Trung tâm ra Hà Nội báo cáo trước Hội đồng khoa học Bệnh viện Bạch Mai và Cục Khám chữa bệnh-Bộ Y tế. Bộ Y tế đồng ý cho Viện Sức khỏe tâm thần thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu áp dụng Clonidine trong điều trị cắt cơn nghiện các chất dạng thuốc phiện”. Viện Sức khỏe tâm thần sau đó đã mở nhiều lớp tập huấn cho cán bộ y tế làm công tác cai nghiện toàn quốc. Qua 15 năm điều trị, đã cắt cơn cho hơn 10.000 trường hợp, không có trường hợp nào xảy ra tai biến, hội chứng cai nhẹ.
Vào những năm 2004, Trung tâm bắt đầu nhận những học viên nghiện ma túy tổng hợp. Bác sĩ Duy cho biết, qua tài liệu của nhiều nước, Trung tâm đánh giá, ma túy loại này sẽ phát triển nhanh ở nước ta nên đã lập kế hoạch điều trị. Khi đó vẫn chưa có tài liệu trong nước về loại ma túy này, các y, bác sỹ Trung tâm phải trích dịch, nghiên cứu hàng nghìn trang tài liệu nước ngoài để áp dụng cho bệnh nhân.
“Ngày đó ít gặp trường hợp người nghiện ma túy tổng hợp bị bệnh tâm thần nhưng càng ngày chúng tôi gặp nhiều bệnh nặng hơn. Bệnh nhân bị kích động, hoang tưởng, ảo thanh, ảo giác, tâm thần phân liệt…, có nhiều trường hợp chúng tôi bị đánh, bị đe dọa nhưng nhờ thế, chúng tôi rút ra được những cách tự vệ, không còn lo ngại khi nhận những học viên nghiện ma túy tổng hợp. Từ năm 2004 đến nay, chúng tôi đã đã điều trị cho hơn 3.000 lượt học viên nghiện ma túy tổng hợp”, Giám đốc Trung tâm Thanh Đa nói.
Năm 2006, nhận thấy việc chống tái nghiện nhóm các chất dạng thuốc phiện bằng Naltrexone là phù hợp với điều kiện của học viên cai nghiện, Trung tâm Thanh Đa đã triển khai Khoa Chống tái nghiện. 2 bác sĩ và 5 y sĩ được tập huấn tại Hà Nội và Vũng Tàu.
Bs Duy chia sẻ, nhận thấy dù sử dụng thuốc Methadone hoặc Naltrexone cũng chỉ là những thuốc hỗ trợ chống tái nghiện, vấn đề chính là phải gọt giũa, điều chỉnh, phục hồi được nhận thức-hành vi-nhân cách, cũng như trang bị bản lĩnh và kỹ năng sống cho học viên, chính vì vậy Trung tâm đưa công tác tư vấn, tâm lý, trị liệu, giáo dục trị liệu làm nòng cốt. Khoa Chống tái nghiện có gần hơn 20 cử nhân xã hội học, tâm lý xã hội, trong đó có 2 tiến sĩ và 1 thạc sĩ.
Kết quả điều trị rất khích lệ, do khi uống thuốc Natrexone, học viên không còn thèm nhớ và tìm kiếm heroine. Số học viên thành công cao, nhất là số học viên uống thuốc hơn 1 năm, 50% các cháu điều trị ngoại trú đã có việc làm ổn định. Khoa Chống tái nghiện đã được nhiều đoàn khách trong nước và nước ngoài đến thăm và trao đổi kinh nghiệm điều trị.
Theo bác sỹ Duy, để công tác cai nghiện đạt kết quả, trước hết cần đặt vai trò của công tác tư vấn, tâm lý trị liệu, giáo dục trị liệu là chủ yếu-thuốc điều trị chỉ mang tính chất hỗ trợ. Đồng thời, điều trị tổng hợp, kết hợp chặt chẽ giữa các biện pháp tâm lý-xã hội với công tác quản lý trên nền tảng cộng đồng trị liệu. Kết hợp chặt chẽ giữa Trung tâm-học viên và gia đình. Ngoài ra cần sự quyết tâm cao của các cán bộ Trung tâm và sự hỗ trợ của chính quyền, các tổ chức trong và ngoài nước.
▪ Đối thoại chính sách thực hiện pháp luật về HIV/AIDS, ma túy và mại dâm (30/03/2017)
▪ Hợp tác về giám sát dịch và các mô hình hỗ trợ kỹ thuật trong phòng, chống HIV/AIDS (30/03/2017)
▪ Tăng cường phối hợp phòng, chống lao/HIV trong bối cảnh nguồn lực suy giảm (28/03/2017)
▪ Sơn La: Nâng cao hiệu quả công tác phát hiện và điều trị lao/HIV (27/03/2017)
▪ Xâm hại tình dục: Những vấn đề cần sửa từ luật (25/03/2017)
▪ Tham vấn ý kiến cộng đồng về trợ giúp pháp lý cho nhóm người yếu thế (24/03/2017)
▪ Cai nghiện ma túy: Cần những giải pháp căn cơ (22/03/2017)
▪ Điện Biên đẩy mạnh cai nghiện ma tuý tại gia đình, cộng đồng (21/03/2017)
▪ Dịch HIV/AIDS có xu hướng giảm nhưng thiếu bền vững (20/03/2017)
▪ Phòng, chống HIV/AIDS: Nhiều nước tự xoay xở kinh phí (17/03/2017)