Trong khi các nguồn viện trợ từ các tổ chức quốc tế đang cắt giảm dần từ năm 2017, tiến tới ngừng viện trợ hoàn toàn vào năm 2019. Do đó, giải pháp trước mắt để giải quyết vấn đề trên vẫn là kêu gọi các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS cần phải tham gia BHYTđể bớt gánh nặng chi trả trong việc điều trị bệnh.
Điều trị cho bệnh nhân tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - Ảnh: Thùy Chi |
Để tháo gỡ những khó khăn và tạo điều kiện cho người nhiễm HIV/AIDS, vừa qua Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo phải thực hiện các giải pháp để 100% người nhiễm HIV/AIDS được tham gia BHYT. Theo đó, nguồn kinh phí có thể trích các nguồn quỹ từ ngân sách nhà nước, từ quỹ kết dư của BHYT của các địa phương, từ quỹ phòng chống AIDS của các địa phương để mua thẻ BHYT cho nhóm đối tượng này.
Hiện Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Y tế với các Bộ, ngành liên quan đang khẩn trương phối hợp để thực hiện ý kiến chỉ đạo này của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, việc kêu gọi hơn 227.000 người nhiễm HIV trên toàn quốc đang cần được chăm sóc và điều trị thường xuyên, liên tục suốt đời tham gia sử dụng BHYT để điều trị là vấn đề lớn cần được giải quyết.
Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Văn Phúc, Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam) cho biết, cần phải tìm ra giải pháp đột phá để 100% người nhiễm HIV tham gia BHYT. Hiện nay, tỷ lệ người dân tham gia BHYT trong dân số đã lên 77%. Thống kê của Cục phòng chống HIV/AIDS cũng như nghiên cứu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, BHYT trong cộng đồng người nhiễm HIV/AIDS trong khoảng từ 30-50%, có những tỉnh đạt 60%, tuy nhiên mức trung bình thì rơi vào ở mức 35%. Như vậy, con số thống kê về người có HIV/AIDS thấp hơn rất nhiều so với con số chung của BHYT toàn dân hiện nay là 77%.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chưa có nhiều người nhiễm HIV/AIDS sử dụng BHYT để điều trị là do hiện thuốc ARV vẫn đang được tài trợ từ các nguồn của các tổ chức quốc tế, do vậy nhiều người bệnh chưa nhận thấy trách nhiệm phải tham gia BHYT.
Bên cạnh đó, nhiều người nhiễm HIV vẫn đang e ngại về vấn đề bảo mật thông tin khi sử dụng BHYT, hoặc các dịch vụ thông qua BHYT. Công tác thông tin tuyên truyền hiện vẫn cần phải đẩy mạnh hơn nữa để làm sao cho nhóm đối tượng này hiểu để họ phải sử dụng BHYT. Còn một rào cản nữa trong tham gia bảo hiểm của các đối tượng này, đó là nguồn kinh phí để mua thẻ bảo hiểm y tế cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Hiện nay, tham gia BHYT có rất nhiều nhóm đối tượng khác nhau được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Nếu họ nằm trong nhóm người nghèo sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100%, người cận nghèo sẽ được ngân sách hỗ trợ 70%.
Còn lại những người có HIV/AIDS khác, có thể họ không rơi vào những nhóm đối tượng được hỗ trợ hoặc họ không biết cách để khai báo, các cấp chính quyền chưa nắm được nhu cầu, số lượng của họ để đưa họ vào danh sách những người nghèo, cận nghèo hoặc những nhóm đối tượng được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế. Do đó, trong thời gian vừa qua tỷ lệ người nhiễm HIV tham gia BHYT còn thấp so với tỷ lệ chung của cả nước.
Việc tham gia BHYT giúp người nhiễm HIV/AIDS được bình đẳng trong công tác khám chữa bệnh, không chỉ được điều trị về HIV/AIDS mà họ còn được điều trị về các bệnh khác nữa. Người nhiễm HIV có thể nhiễm nhiều bệnh kèm theo. Do đó, phải tổ chức công tác khám chữa bệnh cho họ như thế nào để thuận lợi.
Ông Lê Văn Phúc cho hay, phía Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ lưu ý đối với công tác giám định, khi thanh toán giám định, thẩm định bảo mật thông tin cho người nhiễm để bảo đảm thông tin của người bệnh không được lộ ra ngoài.
Trong năm 2015, Quỹ Bảo hiểm y tế có khoảng trên 54.000 tỷ đồng tổng thu trong cả nước và có khoảng 130 triệu lượt khám chữa bệnh với 69,5 triệu người tham gia bảo hiểm y tế. Như vậy, tần suất khám chữa bệnh bằng BHYT đạt gần 2 người/thẻ/năm. Trong năm 2015, chúng ta chi hơn 49.000 tỷ đồng, tức là quỹ kết dư của BHYT trong năm 2015 còn khoảng 4.000-5.000 tỷ đồng.
Trong các năm từ 2010, 2015, Quỹ kết dư vẫn còn một khoản nữa. Chính vì vậy, Quỹ kết dư khám chữa bệnh sẽ hỗ trợ một phần để giúp những người có HIV/AIDS mua thẻ BHYT.
Ông Lê Văn Phúc cho biết, Bảo hiểm Xã hội sẽ nghiên cứu để có những giải pháp mở rộng BHYT cho người nhiễm HIV theo chỉ đạo của chính phủ trích quỹ ra và vấn đề tổ chức mua thẻ BHYT theo hộ gia đình.
▪ Thuốc lắc vào học đường (18/07/2016)
▪ Cao Bằng: Gần 5.000 phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV tự nguyện (14/07/2016)
▪ Đẩy mạnh các biện pháp dự phòng trước phơi nhiễm HIV (14/07/2016)
▪ Người bị kết luận nhiễm HIV oan yêu cầu bồi thường trên 1,5 tỷ (13/07/2016)
▪ Xin quyền được chết, nhiều lý do chưa thể áp dụng (13/07/2016)
▪ Thái Bình: Giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi (13/07/2016)
▪ Phòng, chống mua bán người: Cần nâng cao tính cảnh giác cho người dân (12/07/2016)
▪ Bắc Kạn đã có phòng xét nghiệm khẳng định HIV (11/07/2016)
▪ Có những chất độc nào trong một điếu thuốc lá (11/07/2016)
▪ Loại ma túy mạnh hơn heroin khiến cảnh sát Mỹ sợ hãi (11/07/2016)