![]() |
Hoa ly ly vào hội |
Khí hậu, cảnh quang và hoa là 3 thế mạnh làm nên du lịch Đà Lạt. Nhưng để khẳng định hoa Đà Lạt như một thương hiệu là một thách thức không nhỏ
Trước đây hoa ngự trị mọi nơi ở Đà Lạt. Đà Lạt nổi tiếng cũng vì hoa.Ngoài đào, phượng tím, mimosa, forget-me-not... hay dã quỳ vàng rực... dưới tán rừng thông, trên các sườn đồi, ẩn dưới khe sâu, bụi cỏ là những loài hoa có tên và không tên đủ màu. Chen giữa màu xanh của cỏ một màu tim tím của hoa lưu ly, thạch thảo, sim, mua; màu hồng của lay dơn, màu cam của thủy tiên... dệt nên chiếc áo hoa vùng ôn đới, làm nên một Đà Lạt -thành phố hoa. Cuộc di cư của các loài hoa cũng theo chân những người di cư. Hoa margarit, cẩm tú cầu, trà my, côlicô... đã khai sinh, hình thành nên các làng hoa đầu tiên của Đà Lạt những năm 1930 – 1940 của thế kỷ trước, làm nên những làng hoa nổi tiếng như Vạn Thành, Đa Thiện hay Đông Tỉnh. MPK VỚI NẮNG GIÓ VÀ ĐÀ LẠT H.X.Trung Hasfarm mở đầu cho thương hiệu hoa Đà LạtLặng lẽ và không quá ồn ào, đứa con của Đà Lạt – MPK bất ngờ ra mắt công chúng yêu thích ảnh nghệ thuật bằng một cuộc triển lãm riêng với chủ đề Nắng Gió. Bằng tài năng và lòng đam mê tự nhiên, MPK mang đến cho công chúng một “giai điệu” của nắng, gió nơi cao nguyên được ký thác trong 90 bức ảnh nghệ thuật khác nhau với những cung bật, màu sắc độc đáo về đời sống nắng, gió bốn mùa đi về trong dương gian. Ngoài triển lãm trên, 96 bức ảnh nghệ thuật nói về Đà Lạt huyền nhiệm cũng được ra mắt công chúng tại Trung tâm Thông tin Festival Hoa, số 3 đường Yersin – Đà Lạt. Đây là bộ ảnh nghệ thuật nói về các loài hoa, tình yêu của những côn trùng trong thế giới tự nhiên.
Mặc dù đã có hoa thương phẩm, nhưng công nghệ trồng hoa ở Đà Lạt vẫn còn lạc hậu. Nghệ nhân Mười Lời (Bùi Văn Lời), người ghép thành công hoa đào Hà Nội trên cây đào Đà Lạt cho biết, trước đây Đà Lạt trồng chủ yếu các loại hoa cúc Nhật, hoa hồng, hoa lis của Pháp nhưng bông nhỏ, màu sắc không được đẹp, tính thương mại không cao. Chuyến hàng hoa đầu tiên của Đà Lạt xuất ra nước ngoài vào những năm 1983 – 1985 với 32.000 cành sang các nước Tiệp Khắc, Liên Xô (cũ). Nhưng rồi giống hoa dần dần bị thoái hóa, không có giống mới thay thế, điều kiện vươn ra thị trường nước ngoài gặp khó khăn nên hoa Đà Lạt lại quanh quẩn với thị trường nội địa.
Cuộc cách mạng nông nghiệp hoa ở Đà Lạt bắt đầu từ luồng gió mới mang tên Dalat Hasfarm. Năm 1994 Công ty hoa Dalat Hasfarm ra đời mở đầu chương mới trong nghề trồng hoa ở Đà Lạt theo hướng chuyên canh và ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn lựa giống, công nghệ tưới, bảo quản, chăm sóc. Hàng trăm giống hoa ôn đới mới được nhập về từ các nước Đông Nam Á, châu Âu như cúc Indonesia, tuy líp, ngàn sao, hồng, ly ly, ayum... với đủ màu sắc trắng, vàng, đỏ, hồng... Một thế giới hoa đầy màu sắc và hương thơm phát triển mạnh mẽ qua từng năm tại Đà Lạt. Nông dân Đà Lạt cũng tiếp thu công nghệ trồng hoa mới, đầu tư sản xuất chuyên canh, hướng tới xuất khẩu. Hiện Đà Lạt có hàng ngàn mét vuông nhà kính chuyên trồng hoa ứng dụng công nghệ cao. Theo Chi cục Hải quan Đà Lạt, từ đầu năm đến nay, chỉ tính riêng lượng hoa xuất khẩu thông quan tại Hải quan Đà Lạt đã có gần 25 triệu cành các loại, xuất sang các nước Hà Lan, Nhật Bản và khu vực Đông Nam Á, trị giá 4.950.504 USD.
Làm gì để khẳng định thương hiệu?
Thương hiệu hoa Đà Lạt đã có từ lâu, nhưng để khẳng định nó trên thị trường thế giới là cả một quá trình. Quá trình đó phải bắt nguồn từ quy trình công nghệ trồng hoa hiện đại, cả trong chọn giống, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, xuất khẩu và công tác tiếp thị. Festival hoa Đà Lạt là một trong những cố gắng đó.
Về công nghệ trồng hoa, thực tế mới chỉ có Dalat Hasfarm và một số nông dân bắt kịp công nghệ trồng hoa hiện đại. Còn lại vẫn là những vườn hoa truyền thống, sản xuất cho thị trường nội địa là chủ yếu. Thế mạnh nổi trội của hoa Đà Lạt là địa lan, phong lan chưa được khai thác có hiệu quả. Nhiều bộ sưu tập địa lan của Đà Lạt đã được ghi vào quỹ gen thực vật quý hiếm của thế giới như lan hài chẳng hạn. Thế nhưng quy mô trồng địa lan và con đường xuất ngoại đặc sản địa lan vẫn còn hạn chế. Ông Chế Quang Đệ, chủ nhân vườn địa lan lớn nhất nước (30.000 chậu) cho rằng, với trên 300 loài địa lan, phong lan có ở Đà Lạt là một lợi thế mà ít nơi khác có được. Một số lan quý hiếm trên thế giới, lan Miltoniopsis Rozel cũng trồng được ở Đà Lạt. Nhưng để đưa các loại hoa đặc sản Đà Lạt trở thành thương phẩm cần phải có sự hỗ trợ đắc lực của các nhà khoa học và chính quyền tỉnh Lâm Đồng.
Với quyết tâm khẳng định Đà Lạt là thành phố hoa, hy vọng không xa nữa hoa Đà Lạt thực sự là thương phẩm có giá trị.
Một số chương trình chính của Festival hoa Đà Lạt – 2005 Trình diễn xe hoa đường phố: Món “khai vị” trước khi lễ khai mạc, với màn trình diễn các mẫu xe hoa đường phố mang chủ đề “Rực rỡ phố hoa”; cùng với các nhóm nhạc đường phố diễu hành qua các tuyến đường chính. Thời gian bắt đầu lúc 16 giờ ngày 10-12. Đêm hội khai mạc với chủ đề “Đà Lạt – Bạn và hoa”: Lễ khai mạc bắt đầu từ 20 giờ ngày 10-12 tại sân khấu nổi trên hồ Xuân Hương có sức chứa 14.000 chỗ trước Quảng trường Đà Lạt. Ngoài biểu diễn xe hoa, thuyền hoa, hoa đăng, biểu diễn nghệ thuật của các nhóm nhạc còn có màn biểu diễn ánh sáng laser. Hội chợ Du lịch Thương mại: Với 350 gian hàng tham gia, giới thiệu thiết bị công nghệ, các mặt hàng đặc sản của Đà Lạt và một số vùng trong nước. Tại đây sẽ diễn ra các hoạt động tìm hiểu hợp tác đầu tư nhất là về lĩnh vực du lịch và thương mại... Thời gian từ ngày 9 đến 17-12. Hội chợ triển lãm hoa với chủ đề “Đà Lạt, điểm hẹn muôn sắc hoa”: Thời gian từ ngày 11 đến 18-12 tại Công viên hoa Đà Lạt. Các hoạt động chủ yếu trưng bày giới thiệu các loại hoa đặc trưng, tiêu biểu của Đà Lạt, hoa xứ nóng, hoa trên các vùng miền của Việt Nam và một số nước Á – Âu. Cung cấp thông tin, giao dịch, ký kết hợp đồng sản xuất mua bán hoa. Công viên nghệ thuật: “Tây Nguyên huyền diệu”: Kết hợp giữa trưng bày các loại hoa và triển lãm ảnh, tranh vẽ về hoa, cây nêu và tượng gỗ của 5 tỉnh Tây Nguyên: Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum. Thời gian diễn ra từ ngày 11 đến 17-12 tại Công viên Yersin bên hồ Xuân Hương thơ mộng.
Lễ hội “Đà Lạt, điểm hẹn tình yêu”: Một loạt các chương trình, như: Chuyến bay tình yêu, Đêm hội thắp sáng tình yêu, Đêm hội hoa hồng với các chương trình: Lễ cưới vàng, Lễ cưới bạc và Lễ cưới tập thể. Nơi tổ chức: Tại khách sạn Palace. Thời gian từ ngày 13 đến 15-12. Đêm hội rượu vang Đà Lạt: “Men tình cao nguyên”: Bắt đầu từ 19 giờ ngày 17-12 tại khu Hòa Bình. Du khách sẽ được thưởng thức hương vị rượu vang – đặc sản của Đà Lạt, ẩm thực dân tộc và khiêu vũ cộng đồng. Bế mạc: “Lưu luyến Đà Lạt hoa”: Là một chương trình nghệ thuật đặc sắc gồm 5 chương để kết thúc Festival, gồm Đời người, đời hoa; Dáng hoa ngày hội, Huyền diệu đêm Đà Lạt; Dáng hoa; Đà Lạt TP Festival hoa, do 2.500 diễn viên biểu diễn. Chương trình bắt đầu vào lúc 20 giờ 18-12 tại Quảng trường Đà Lạt. X.Trung |
Hồ Xuân Trung
▪ Hoa hậu Nga, Mỹ cùng vào chung kết (08/12/2005)
▪ Minh Trí nỗ lực phục vụ khán giả quê nhà (06/12/2005)
▪ Hai siêu mẫu, hai vẻ đẹp (03/12/2005)
▪ Paris Hilton lại muốn lấy chồng (02/12/2005)
▪ Những kẻ độc thân (02/12/2005)
▪ Hà Nội sống lại thuở 36 phố phường (01/12/2005)
▪ Gặp lại Chae Rim xinh đẹp (01/12/2005)
▪ 'Ca sĩ tạo ấn tượng chưa hẳn được thích nhất' (29/11/2005)
▪ Hiện đại và truyền thống (28/11/2005)
▪ Huỳnh Phạm Ngọc đăng quang siêu mẫu phía Nam (28/11/2005)