Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Phạm Quang Nghị. (Ảnh: MC). |
Chiều 19/06, bên lề buổi gặp gỡ các phóng viên nhân ngày Báo chí Việt Nam (21/06), Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Phạm Quang Nghị đã có cuộc trả lời phỏng vấn xung quanh vấn đề nhân sự của Hà Nội sau khi mở rộng: Thưa ông, để bộ máy mới của Hà Nội có thể đi vào hoạt động từ ngày 01/08, những công việc sắp tới sẽ phải làm là gì? Lúc này phải chuẩn bị thành lập Ban chấp hành đảng bộ Hà Nội mới, vì cơ quan Đảng là cơ quan lãnh đạo toàn diện. Tiếp đó sẽ chỉ định một triệu tập viên của Hội đồng nhân dân và chỉ định thành viên của Hội đồng nhân dân mới họp để bầu ra các chức danh của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, kiện toàn, sắp xếp lại tất cả các sở, ban, ngành để từ 1/8 bộ máy mới đi vào hoạt động. Theo đúng luật, Ủy ban nhân dân Hà Nội sẽ bổ nhiệm giám đốc, phó giám đốc sở, trong khi cấp ủy đảng bổ nhiệm trưởng ban, phó ban đảng. Chúng ta có tính đến việc đưa ra hai ứng cử viên để bầu Chủ tịch UBND của Thành phố Hà Nội mới? Việc bầu ở HĐND thực hiện theo đúng luật, tức là nhân sự cho vị trí Chủ tịch UBND do Đảng giới thiệu. Nếu xét thấy giới thiệu một người thì Đảng giới thiệu một người vì Đảng phải lựa chọn rất kĩ, xem ai là người có khả năng hơn cả. Khi đưa ra HĐND, HĐND có quyền giới thiệu thêm theo đúng luật qui định và nếu người đó không xin rút thì để bầu. Nếu không giới thiệu thêm hoặc giới thiệu thêm mà xin rút thì giới thiệu một bầu một. Hiện tại có ứng cử viên nào không? Tôi chưa biết, tôi chưa thấy ai ứng cử. Trong phát biểu của mình, ông nói "Nếu không khéo thì bộ máy mới sẽ đông mà không mạnh”. Vậy như thế nào là "khéo"? Tức là bây giờ phải tổ chức bộ máy cho hợp lý, phân công hợp lý để làm sao phát huy được tất cả nhiệt tình của mọi người, đừng để ai đó cảm thấy sau khi hợp nhất mình không được sử dụng, mình không được phát huy. Nếu ai cũng được sử dụng ai cũng được phát huy thì đông sẽ mạnh. Hướng giải quyết như thế nào với vị trí trưởng của các sở, ban ngành? Hướng giải quyết là người còn lại sẽ làm phó nhưng chế độ phụ cấp trách nhiệm sẽ được giữ nguyên để họ không bị thiệt thòi về quyền lợi. Sau khi hợp nhất, các sở sẽ rất đông người làm cấp phó, thưa ông? Trước mắt, Trung ương đồng ý về nguyên tắc cho giữ nguyên trạng rồi mình điều chỉnh dần. Tương tự như vừa rồi sáp nhập các bộ, ngành, mình có bao nhiêu thứ trưởng thì trước mắt cứ nhập lại bấy nhiêu, trên cơ sở đó sẽ tính toán điều chỉnh dần. Riêng với Hà Nội, còn một cơ chế nữa là cho tăng số phó của cấp quận, huyện, thêm ít nhất một cấp phó nữa để có thể điều chỉnh bớt từ cấp sở xuống. Với việc sáp nhập sẽ có nhiều lãnh đạo tốt, vậy chúng ta có tính đến việc điều chuyển một số lãnh đạo cấp thành phố tới nhận nhiệm vụ tại các địa phương khác không? Trong trường hợp Trung ương xét thấy các bộ ban ngành trung ương có nhu cầu mà trong đội ngũ cán bộ của Hà Nội và Hà Tây hiện nay, ai có thể đáp ứng được thì trung ương sẽ điều chuyển. Trụ sở của các sở, ban ngành của Hà Nội mới sẽ được bố trí như thế nào? Thành phố sẽ xem xét, bố trí. Sở nào ngồi ở Hà Nội thì tất cả cán bộ dù là nguồn từ Hà Tây hay Hà Nội đều ngồi ở Hà Nội. Sở nào ngồi ở Hà Đông thì dù cán bộ nguồn trước đây là Hà Nội hay Hà Tây đều ngồi ở Hà Đông. Xin cảm ơn ông! Cấn Cường
▪ Nhân tài Đất Việt 2008 đang nóng lên từng ngày (20/06/2008)
▪ Luật Phòng chống ma túy sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ 1-1-2009 : Mạnh tay hơn sau cai nghiện (19/06/2008)
▪ Tổng thống Bush chào mừng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Nhà Trắng (19/06/2008)
▪ Mạnh tay hơn sau cai nghiện (19/06/2008)
▪ Dân độ “lăn lộn” mùa Euro (18/06/2008)
▪ Con nghiện muốn làm đại bàng (17/06/2008)
▪ Nhà ở xã hội: "Ở riêng" hay "ở chung"? (17/06/2008)
▪ Thanh tra công vụ, kỷ luật 101 cán bộ là... khá nhiều! (16/06/2008)
▪ "Tiếng nói cộng đồng: Trái tim và công lý" (14/06/2008)
▪ Võ Văn Kiệt - Người lo nỗi lo dân tộc (14/06/2008)