Đó là nội dung trong công điện khẩn của Bộ Giao thông Vận tải vừa gửi UBND TP HCM. Trong đó chỉ rõ, ngoài khu vực quanh lỗ thủng đêm 15/3, nhiều hạng mục khác của cây cầu này có thể bị sập bất cứ lúc nào. Hàng chục nghìn xe tải lưu thông qua Văn Thánh 2 mỗi ngày đang trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm.
> Cầu Văn Thánh 2 bị lún
Theo công điện, Bộ Giao thông vận tải thống nhất với Sở Giao thông công chính về việc bơm bê tông lấp đầy lỗ rỗng do nền đường bị lún dưới bản bê tông quá độ bị thủng đêm 15/3. Đối với ba bản bê tông còn lại, giáp khu vực hầm chui số 1 và số 2, phải đề phòng có thể bị sập bất ngờ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn giao thông.
Về lâu dài để đảm bảo việc xử lý triệt để các khuyết tật có thể gây ra sự cố bất ngờ, Bộ Giao thông vận tải đề nghị UBND TP HCM giao Sở Giao thông công chính và đơn vị tư vấn nghiên cứu, đề xuất các phương án sửa chữa hoàn chỉnh hơn ở các mức độ khác nhau.
Rãnh đào những ngày qua để thi công khe co giãn giữa hầm chui và đường dẫn. Ảnh chụp 15 giờ ngày 30/3: Lưu Đức |
Các đơn vị được giao nhiệm vụ quan trắc tiếp tục công việc của mình và có báo cáo định kỳ (hằng tháng) cũng như báo cáo đột xuất (nếu cần thiết) về những diễn biến công trình ở khu vực cầu và hầm chui để có giải pháp kịp thời.
Bộ GTVT cũng lưu ý, việc thực hiện ngay biện pháp lấp đầy lỗ rỗng dưới các bản quá độ do nền đường bị lún là cần thiết để đảm bảo tuyệt đối an toàn giao thông. Trong khi chưa thực hiện xong việc này, cần có biện pháp cảnh báo cần thiết đối với các phương tiện qua lại khu vực cầu và hầm chui.
Cầu Văn Thánh 2 nằm trên tuyến trọng điểm đi từ cửa ngõ phía Đông của TP HCM về cảng Sài Gòn. Hiện nay, mỗi ngày, hàng chục nghìn xe tải lưu thông qua cây cầu này.
Mấy ngày qua, đơn vị thi công đã cho đào các đường rãnh ngay vị trí tiếp nối giữa thành hầm chui và đường dẫn. Tại các rãnh đào này sẽ đặt các tấm cao su chất lượng cao ở giữa và đổ bê tông mác cao để tạo ra "khe" co giãn giữa thành hầm chui và đường dẫn. Phía trên mặt đường sẽ lắp đặt các bản cao su tổng hợp để xe qua lại êm thuận.
Chiều 30/3, từ các rãnh đào trên có thể thấy một số lỗ rỗng đã được lấp đầy bê tông mác thấp, một số lỗ khác vẫn chưa đầy và sẽ được tiếp tục bơm, phun bê tông trong đêm 30/3.
Cục Giám định và quản lý chất lượng công trình giao thông cũng vừa có văn bản nêu rõ: các giải pháp sửa chữa được áp dụng phải đảm bảo sau này không tạo ra các lỗ sụt bất thường như đã xảy ra; hạn chế tối đa ảnh hưởng tới giao thông trên đường; cần xem xét, xử lý ở tất cả các khu vực nền đường giáp hai hầm chui (4 phía)...
Ý kiến của bạnLưu Đức
Theo dòng sự kiện: |
▪ Cách chọn rau quả an toàn (30/03/2006)
▪ Khởi động tour dịp 30-4 (30/03/2006)
▪ Dioxin - nỗi đau của nhiều thế hệ (30/03/2006)
▪ Hà Kiều Anh: 'Tôi không bỏ rơi anh Thiều' (30/03/2006)
▪ Mất việc chỉ vì đôi giày (30/03/2006)
▪ Hệ thống thủy lợi lãng phí gần một nửa công suất (30/03/2006)
▪ Văn phòng các Bộ làm theo ISO (30/03/2006)
▪ Tàu đến chậm, khách được bồi thường (30/03/2006)
▪ Quảng Ngãi: nhiều vùng nuôi tôm bị ô nhiễm môi trường (30/03/2006)
▪ Vạch trần sự ngụy biện trong một số quan điểm sai trái (30/03/2006)