Chỉ số giá tiêu dùng: Khả quan nhất trong 5 năm qua Tháng 2 này, giá một số nhóm hàng đã tăng kỷ lục, nhưng nhìn chung, đà tăng của chỉ số giá tiêu dùng đã hạn chế ở mức khả quan nhất trong gần 5 năm qua. Theo công bố của Tổng cục Thống kê chiều nay (21/2), mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2006 tăng gần gấp đôi tháng trước, tăng 2,1%. Mức tăng này thấp hơn dự báo của một số ban ngành trước đó (từ 2,5 ¿ 3%).
Mức tăng trên chủ yếu bắt nguồn từ giá vàng thế giới trong tháng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Iran cùng xu hướng đầu cơ trên thị trường thế giới. Từ giữa tháng 2, các quỹ đầu tư và giới om vàng đã tung hàng ra bán để thu chênh lệch, giá vàng đã giảm nhẹ. Tuy nhiên, đóng cửa phiên giao dịch hôm qua tại thị trường New York (Mỹ), giá vàng đã tăng trở lại, tăng thêm 7,6 USD/ounce và ở mức 551,8 USD/ounce. Dự báo giá vàng trong nước vài ngày tới có thể sẽ tiếp tục tăng nhẹ. Trong khi đó, giá đồng Đô la Mỹ (USD) trong tỷ giá với VND lại khá ổn định với mức tăng không đáng kể, 0,1% - mức tăng phổ biến trong suốt 2 năm trở lại đây. Trên thị trường thế giới, đồng USD đang có xu hướng tăng giá so với đồng euro. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất và dự kiến tiếp tục tăng trong thời gian tới là nguyên nhân chính của xu hướng này. Trong ba tuần qua, đồng euro đã giảm tới 8,7% so với USD. Hiện 1 euro chỉ còn đổi được 1,188 USD, thay vì mức 1,210 đầu tháng này và là một chênh lệch lớn so với mức 1,307 ở thời điểm một năm trước. Giá thực phẩm leo thang Về mức tăng trên, nguyên nhân chính là đà chuyển giao từ thị trường Tết nguyên đán, cộng với diễn biến hạn hán phức tạp từ tháng 1 trước đó. Đáng chú ý là sau khi dịch cúm gia cầm cơ bản được khống chế, giá các loại thực phẩm gia cầm đã tăng mạnh trở lại. Đứng thứ 2 về mức tăng giá trong tháng là nhóm hàng văn hóa, thể thao, giải trí khi có mức tăng 1,9% do thị trường sau Tết bước vào mùa lễ hội. Kế đến là những mặt hàng đồ dùng, dịch vụ khác với mức tăng 1,7%. Các nhóm hàng đồ uống, thuốc lá tăng 1,5%; các loại đồ dùng giày, dép, quần áo cùng nhóm phương tiện đi lại và bưu điện cùng có mức tăng giá là 0,8%. Các nhóm hàng thiết bị gia đình, dược phẩm, y tế, nhà ở, vật liệu xây dựng, giáo dục lần lượt tăng 0,6%, 0,5% và 0,1%... Một bất ngờ về giá cả diễn ra trong tháng 2 khi Thừa Thiên Huế trở thành địa phương đứng đầu cả nước về tăng CPI với mức 3%. Địa phương này thường được đánh giá về mức phí dịch vụ và giá tiêu dùng dễ chịu. Trong khi đó, tại các đô thị như Hà Nội, Tp.HCM, Đồng Nai¿, mức tăng lại thấp hơn, từ 2,1% đến 2,8%. Như vậy, qua hai tháng đầu năm, chỉ số CPI đã tăng 3,3%, thấp hơn dự báo từ 3,5 ¿ 4% trước đó. Đây cũng là mức khả quan nhất so với cùng kỳ 5 năm trở lại đây: 2 tháng đầu năm 2002 là 3,3%, tương ứng năm 2003 và năm 2004 là 4,1%, 2 tháng đầu năm 2005 là 3,6%. Theo Ngân hàng Nhà nước, mục tiêu kiềm chế tốc độ tăng CPI năm nay là dưới 8%. Với tín hiệu khá khả quan trong hai tháng qua (so với cùng kỳ những năm gần đây), mục tiêu trên có khả năng được đảm bảo, ngoại trừ những biến động đột biến. |
▪ Thánh địa Vatican (22/02/2006)
▪ Đà Nẵng: Sau 10 ngày phải thông báo kết quả tiếp dân (22/02/2006)
▪ 90% phụ nữ cho rằng hút thuốc là không thể chấp nhận (21/02/2006)
▪ Cần đánh giá chính xác 20 năm đổi mới (21/02/2006)
▪ Việt Nam - Chile, mối quan hệ đầy triển vọng (21/02/2006)
▪ Cháu bé 11 tháng tuổi bị chết tại nhà trẻ (21/02/2006)
▪ Năm nay giông sét có thể xảy ra sớm ở TP HCM (21/02/2006)
▪ Dịch vụ ở Chùa Hương 'cắt cổ' du khách (21/02/2006)
▪ Cháy lớn tại TP HCM thiêu rụi 16 căn nhà (21/02/2006)
▪ Năm 2006 TP HCM xây dựng 2 bãi đậu xe ngầm (21/02/2006)