(VietNamNet) - Singapore có tình trạng quy hoạch "treo" hay không? Khi tiến hành thu hồi đất Chính phủ có thỏa thuận với dân hay không? Đó là những câu hỏi thú vị trong buổi trao đổi kinh nghiệm phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Singapore.
Singapore có quy hoạch "treo" ?
Câu hỏi thú vị đang là vấn đề bức xúc trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông tại TP.
![]() |
"Ở Singapore không có quy hoạch treo"- ông Tan Thiam Soon, Đại học Quốc gia Singapore. |
Ông Tan Thiam Soon (Trưởng khoa Công chính trường Đại học quốc gia Singapore) cho biết, ở Singapore không có tình trạng quy hoạch "treo". Nếu tư nhân có ý muốn biết về những vùng đất nằm trong quy hoạch, họ sẽ được các cơ quan hữu quan cung cấp thông tin chi tiết.
Trong thời gian chờ dự án triển khai (khoảng từ 10- 15 năm), tư nhân vẫn được phép xây dựng công trình trên vùng đất đã được quy hoạch đó. Tuy nhiên, khi Chính phủ tiến hành triển khai thực hiện dự án, tư nhân phải giao trả lại đất và Chính phủ sẽ không chi trả bất cứ khoản tiền đền bù nào.
Về vấn đề thu hồi đất của dân để làm các công trình giao thông, theo ông Tan, giá đất thường được niêm yết trước đó khoảng từ 10-15 năm và cũng phải tùy sự dao động của tình hình đất đai trên thị trường.
Nhưng khi Chính phủ đã có ý định muốn giải phóng mặt bằng để thi công công trình, vấn đề giá sẽ được đưa ra bàn thảo tại Quốc hội. Cơ quan này sẽ quyết định có nên thu hồi đất hay không và tiền đền bù sẽ được chi trả theo mức giá ra sao.
“Một khi Quốc hội đã thông qua, Chính phủ sẽ theo đó mà làm, không có sự thỏa thuận nào với người dân cả. Có một số tư nhân không đồng ý với mức giá đền bù cũng đã kiện lại Chính phủ nhưng thường những nỗ lực ấy đều bất thành” - ông Tan nói thêm.
Diện tích của đất nước Singapore khá khiêm tốn, khoảng 648,1km2, trong đó diện tích đất liền là 585,4km2. Vì vậy, đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của Singapore. Những đại diện đến từ khoa Công chính trường Đại học Quốc gia Singapore cung cấp thông tin cho các đồng nghiệp tại TP.
Về vấn đề giao thông công cộng, ông Tan Thiam Soon cho biết, các phương tiện phục vụ giao thông công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm, tàu điện nhẹ... chiếm đến 25% nhu cầu đi lại của người dân Singapore (con số này ở TP.
Singapore có khoảng 400- 500 ngàn xe tư nhân nhưng hình thức đi lại này không được Chính phủ khuyến khích sử dụng. Bởi vậy, chính phủ Singapore đánh thuế rất mạnh vào những người muốn sử dụng phương tiện giao thông cá nhân.
Xuống đất, lên trời và lấn biển
Như đã nói ở trên, đất đai là nguồn tài nguyên quý giá của Singapore. Vì vậy, người dân Singapore phải tìm mọi cách để tận dụng tốt nguồn tài nguyên ấy. Điều đó được thể hiện rất rõ từ cách quy hoạch các hệ thống giao thông dưới mặt đất, bố trí người dân sống tại các khu chung cư chọc trời... Ngoài ra, Chính phủ Singapore còn tìm cách “lấn biển”.
Theo ông Tan Thiam Soon, trong 25 năm tới, Singapore sẽ “lấn biển” thêm 100km2. Chi phí cho việc lấn biển vào khoảng 1m2 đất = 100 đô-la Singapore (tức khoảng 1 triệu đồng, tiền Việt Nam).
Một sinh viên của trường Đại học Bách khoa TP.
![]() |
Mô hình xử lý nước thải ở Singpaore. |
Ông Tan trả lời: Cây cối có thể sinh sôi nảy nở bình thường ở nguồn đất lấn biển. Vào những năm 60, 70, tình trạng lấn biển ở Singapore diễn ra khá nhanh và phổ biến. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, việc lấn biển được xem xét theo những quy định nghiêm ngặt.
Theo đánh giá của các chuyên gia, các nhà khoa học, quản lý trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng giao thông tại TP.
▪ Toàn văn Sách trắng về tình hình nhân quyền tại Việt Nam (21/08/2005)
▪ Thương nhớ vô cùng đồng chí Phạm Văn Xô (20/08/2005)
▪ Hai ông già và những đứa trẻ tật nguyền (20/08/2005)
▪ Ngoại giao Việt Nam nắm bắt đúng thời cơ, hóa giải nhanh thách thức (20/08/2005)
▪ Bác Hồ với miền nam (20/08/2005)
▪ Tạo điều kiện cho những người hồi hương ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng (20/08/2005)
▪ Bản người Mông trên đất Tây Nguyên (21/08/2005)
▪ Chuyển hướng sang Việt Nam (20/08/2005)
▪ Kiểm định chất lượng giáo dục (21/08/2005)
▪ Cháy khu tập thể (20/08/2005)