Không để "bóng ma" lạm phát năm 1970 ám ảnh
Các Website khác - 26/07/2008
Bóng ma của lạm phát đình trệ những năm 1970 đang ám ảnh bầu trời kinh tế thế giới. Các thị trường trái phiếu quốc tế đang ngày càng lo sợ trước nguy cơ cận kề này, đặc biệt là Mỹ và châu Âu.

>> Châu Á gồng mìnhchống lại gánh nặng lạm phát?

Nỗ lực đối mặt với khó khăn

Nỗ lực đối mặt với “tam nan kinh tế” (Nguồn: FT)

Một giả thuyết kinh tế do nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel là Robert Mundell khởi xướng cho rằng, có một "bộ ba bất khả thi" trong chính sách kinh tế. Còn gọi là "tam nan kinh tế", thuyết này cho rằng không một quốc gia nào có thể cùng một lúc thực hiện đồng thời ba chính sách gồm chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tiền tệ độc lập để ổn định giá cả và tự do lưu chuyển vốn.

Tại một thời điểm, người ta chỉ có thể thi hành hai trong số ba chính sách kể trên, nếu không muốn tình thế kinh tế đổ vỡ.

Hơn thế nữa, việc kiểm soát vốn lưu chuyển trong nền kinh tế mở theo mô hình châu Á, vốn chú trọng vào thương mại và khuyến khích đầu tư nước ngoài, là cực kì khó khăn.

Bởi thế, người ta thường phải lựa chọn giữa khả năng kiểm soát điều kiện tiền tệ nội địa và tình hình ổn định của tỉ giá hối đoái.

Mặc dù các quốc gia như Trung Quốc điều tiết tỉ giá hối đoái khá sát sao, họ vẫn vấp phải trở ngại khi thi hành chính sách tiền tệ độc lập.

Để thanh lọc việc bơm tiền vào nền kinh tế gây ra bởi thặng dư thương mại quá khổ, người ta thường cứu nguy bằng cách bán trái phiếu cho hệ thống ngân hàng, nhằm rút bớt tiền ra khỏi vòng tuần hoàn.

Tuy thế, những chính sách như thế không phải lúc nào cũng là "thuốc tiên".

Đã có những bằng chứng về việc châu Á biến điều “không thể” thành “có thể”: lạm phát cao, sự gia tăng khủng khiếp của lượng dự trữ ngoại hối, hay tỉ giá hối đoái thấp triền miên và thặng dư thương mại chất ngất trong khu vực. Hervé Hannoun, phó giám đốc Ngân hàng thanh toán quốc tế, nhận định rằng “tỷ giá thực của hầu hết các nước châu Á giảm giá đáng kể so với mức của 10 -15 năm qua.”

Tam nan kinh tế

1: Độ mở tài chính

2: Chế độ tỉ giá hối đoái

3: Chính sách tiền tệ

Cố định/ Linh hoạt

Can thiệp

Dự trữ / GDP 2007

China

Thấp

Điều tiết

45

Ổn định giá trị

Hong Kong

Cao

Cố định

68

Hệ thống tiền tệ

India

Thấp

Thả nổi có điều tiết

21

Nhiều

Indonesia

Thấp

Thả nổi có điều tiết

13

Mục tiêu lạm phát

Korea

Thấp

Thả nổi có điều tiết

28

Mục tiêu lạm phát

Malaysia

Thấp

Thả nổi có điều tiết

56

Ổn định giá / tăng trưởng

New Zealand

Cao

Thả nổi

Hiếm*

7

Mục tiêu lạm phát

Philippines

Thấp

Thả nổi có điều tiết

18

Mục tiêu lạm phát

Singapore

Cao

Thả nổi

102

Ổn định giá

Taiwan

Thấp

Thả nổi có điều tiết

74

Giá trị tiền **

Thailand

Thấp

Thả nổi có điều tiết

33

Mục tiêu lạm phát

* Vào tháng 6 – 2007

** Giá trị nội địa và bên ngoài

Nguồn: Bank for International Settlements


Nhưng khi Fed giảm lãi suất, xung đột của bộ ba tăng lên. Lãi suất thấp của Mỹ làm tăng tính “hút vốn” hấp dẫn của châu Á đối với các nhà đầu tư, làm tăng áp lực lên tỉ giá hối đoái của các nước châu Á. Kết quả là các NHTW châu Á – vốn đã không chuộng việc tăng áp lực lên tỉ giá – đã càng nới lỏng việc đương đầu với lạm phát. Điều này cũng giống như việc họ đã “nhập khẩu” chính sách tiền tệ lỏng lẻo từ Mỹ.

Theo tính toán của UBS, lãi suất thực (lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát) của châu Á (không bao gồm Nhật Bản) hiện đã âm bình quân khoảng 1,7%, thấp hơn nhiều so với mức trước và sau khủng hoảng tài chính năm 1997.

Theo chuyên gia kinh tế Duncan Woolbridge (thuộc UBS), “việc không thực hiện thắt chặt tiền tệ đồng nghĩa với việc biến mức lạm phát chi phí đẩy hiện nay thành lạm phát lâu dài”.

Trong hơn một thập kỷ qua, khu vực châu Á đã thành công trong việc tránh gây ra các bất ổn kinh tế. Tuy nhiên, nếu tình trạng lạm phát vẫn tiếp diễn như ngựa bất kham, có lẽ các NHTW và chính phủ châu Á cần mạnh tay hơn nữa trong việc thực thi các giải pháp về ngân khố và chính trị.

Trợ cấp thường là giải pháp “chữa cháy” đầu tiên mà người ta nghĩ đến. Tuy nhiên, về phương diện ngân sách, việc trợ cấp cho giá năng lượng đồng nghĩa với việc vắt kiệt quốc khố, đặc biệt là khi sản lượng dầu của châu Á đã trượt dốc xuống mức 1/3 lượng nhập khẩu.

Trong các nước châu Á, Trung Quốc có thể có đủ “lực” để duy trì trợ cấp giá xăng dầu, đồng thời các nhà chính trị Trung Quốc cũng không mạo hiểm để xảy ra bất ổn xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực tới thế vận hội Olympic mùa thu.

Vì thế, nghịch lý là Bộ Tài chính của 7 nước châu Á khác đã tăng giá xăng bán lẻ trong nước vào tháng 5/2008, trong đó Malaysia đã tăng mạnh tay nhất với mức tăng 40%. Nhưng, như một vòng xoáy liên hoàn, mọi hành động đều có hệ lụy riêng của nó.

Việc tăng giá xăng dầu, lương thực và các mặt hàng thiết yếu khác, trên phương diện người tiêu dùng, là quả bom châm ngòi những bất ổn xã hội, khi người dân phải vật lộn với lạm phát hàng ngày.

Một số bằng chứng cụ thể về bất ổn chính trị do tác động của lạm phát tại châu Á như: Bạo loạn ở Pakistan và Sri Lanka – nơi lạm phát đang ở ngưỡng 20%, biểu tình đường phố ở Nepal về vấn đề giá xăng dầu cùng với những nỗ lực của Đảng Cộng sản nhằm thành lập chính phủ liên minh.

Thông qua giảm trợ cấp xăng dầu, các chính phủ châu Á đang có xu hướng chuyển việc tăng chi phí năng lượng và lương thực sang phía người tiêu dùng và hy vọng sẽ giảm được cầu – gây ra bởi tình trạng khan hiếm cung.

Nhưng những chính sách như thế này là con dao hai lưỡi, bởi việc kiểm soát giá cả cộng với thiếu hụt chính sách bảo an xã hội khiến việc thi hành cắt giảm trợ cấp xăng dầu là rất khó khăn.

Đối với các NHTW, việc sơ sẩy trong điều chỉnh lạm phát có thể bào mòn những uy tín mà họ đã dầy công khôi phục sau đợt khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Tuy nhiên, với “tam nan kinh tế” cản đường, sẽ chẳng có lựa chọn nào tối ưu.

Quả thật, một trong những hệ lụy của lạm phát cao là sự lung lay của tính ổn định của tỉ giá hối đoái. Giá cả hàng hóa châu Á đang leo thang, và điều này sẽ tạo ra hiệu ứng đối với các nền kinh tế châu Á và triển vọng xuất khẩu giống hệt như tỉ lệ hối đoái tăng cao.

Nỗi lo không chỉ ở riêng mình châu Á, các châu lục khác cũng đang dần nóng lên trước sức ép của lạm phát. Khi sức cạnh tranh của châu Á suy giảm, sức ép giá cả sẽ dồn lên châu Mỹ và châu Âu, và cũng như câu chuyện lạm phát “made in Asia”, hầu bao của người dân thế giới cũng sẽ bị vắt kiệt.

Vì thế những lời cảnh báo càng thôi thúc hơn. Chủ tịch của Morgan Stanley tại châu Á Stephen Roach viết trên Tuần báo Tài chính đã gióng hồi chuông về nguy cơ “thông đồng” giữa hai kẻ thù lớn là nền kinh tế trượt dốc và lạm phát leo thang, trở thành hiện tượng lạm phát đình trệ.

Không để "bóng ma" lạm phát năm 1970 ám ảnh

Bóng ma của lạm phát đình trệ những năm 1970 đang ám ảnh bầu trời kinh tế thế giới. Các thị trường trái phiếu quốc tế đang ngày càng lo sợ trước nguy cơ cận kề này, đặc biệt là Mỹ và châu Âu.

Lạm phát ảnh hưởng nặng nề nhất tới người có thu nhập thấp (Nguồn: FT)

Tuy thế, những nguy cơ lạm phát đình trệ ngày nay rất khác với cơn ác mộng của 35 năm về trước. Khác xưa, tiền lương ở các nước phát triển đã không còn bị ràng buộc bởi giá cả. Cải tiến này đã xóa nhòa cái vòng xoáy vô tận của tiền lương – giá cả, đặc điểm nổi bật của thời kì đại lạm phát thập niên 70.

Hơn thế nữa, cơn sốt thất nghiệp ngày càng tăng ở Mỹ cộng với tăng trưởng chậm của các nền kinh tế công nghiệp hóa sẽ càng bồi thêm vào tình trạng uể oải của thị trường lao động. Hiện tượng này sẽ còn tạo sức ép trong vài năm tới.

Vòng xoáy tiền lương – giá cả không còn hiện hữu, nhưng có những mối đe dọa mới đối với lạm phát toàn cầu mà những năm 1970 không phải hứng chịu. Đó là nguồn gốc của sức ép giá cả đến từ những nước đang phát triển ở châu Á.

Theo tổng thể, chỉ số lạm phát giá tiêu dùng đã lên tới 7.5% vào tháng 4 năm nay, xấp xỉ mức cao nhất trong 9 năm rưỡi và gần như gấp đôi cùng kì năm ngoái. Tất nhiên điều này là do hiện trạng thiết hụt thực phẩm và năng lượng – yếu tố quan trọng đối với người tiêu dùng mà các nhà phân tích thường không chú ý tới khi mổ xẻ gốc rễ của lạm phát.

Với vai trò mới của châu Á là nhà sản xuất hàng hóa cho thế giới, lạm phát của khu vực sẽ có hiệu ứng đáng kể đối với nền kinh tế thế giới.

Hiện tượng toàn cầu hóa trong dòng chảy thương mại là cơ chế mới của lạm phát toàn cầu, nhưng rất thưa thớt vào những năm 1970.

Vì thế, nếu đại lạm phát những năm 1970 bị chi phối bởi lạm phát đình trệ trong nước, ngày nay sức ép của chi phí và việc định đoạt giá cả xảy ra trên vũ đài quốc tế. Điều này càng thể hiện rõ hơn tại Trung Quốc – cỗ máy mới của nền sản xuất và xuất khẩu châu Á.

Lạm phát của Trung Quốc đã tăng tới 8.3% trong vòng 4 tháng đầu năm 2008 – mức tăng trưởng cao nhất từ giữa những năm 1990 trở lại đây. Vấn đề lạm phát của Trung Quốc không chỉ đơn giản là cú sốc giá cả của thực phẩm và nhiên liệu. Nó còn là sức ép từ việc nâng mức lương tối thiểu do luật cải cách lao động thông qua. Trong khi đó, chính sách cho vay của giới ngân hàng Trung Quốc gây ra tỉ lệ lãi suất ngắn hạn âm.

Kết quả là hiện tượng lãi suất kì vọng ngày càng tăng tại Trung Quốc, giống một cách đáng kinh ngạc với những gì xảy ra trước cơn ác mộng của các nước phát triển vào những năm 1970 và đầu năm 1980. Và từ những gì lịch sử cho chúng ta thấy, hiện tượng này tiếp diễn càng lâu thì chính sách tiền tệ càng phải thắt chặt hơn để kiểm soát nó, và hiện tượng này càng lún sâu thì khả năng hạ cánh an toàn càng mong manh hơn.

Những thích ứng về mặt tiền tệ trong khu vực đang phát triển là châu Á đang trên đà lạm phát cảnh báo những khó khăn thấy rõ trong dây chuyền sản xuất “nuôi” toàn cầu này.

Không chỉ đe dọa mức sống của các hộ gia đình mới trở nên dư dả, nó đặc biệt là gánh nặng đối với các gia đình với mức thu nhập thấp.

Ngay cả đối với các nước phát triển, cú sốc giá cả của các hàng hóa nhập khẩu từ châu Á cũng sẽ là mối lo cho các nhà nhập khẩu trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Nhiều nhà phân tích thị trường vẫn mong chờ sự điều chỉnh của bức tranh tiền tệ châu Á, đặc biệt là tăng giá trị tiền tệ, để giảm bớt sức ép giá cả cho các nền kinh tế chuyên xuất khẩu.

Những nguy cơ về một thời kì lạm phát đình trệ đang dần leo thang. Nhưng lần này, lịch sử của những năm 1970 sẽ không lặp lại chính mình.

  • Catherine Trần (Theo FT)