Hơn 1 tháng sau ca mổ sỏi mật ở BV Bạch Mai, ông Nguyễn Văn Bình (SN 1953, ở xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm, Hà Nam) đau bụng dữ dội, phải mổ lại để lấy miếng gạc khỏi bụng.
Bệnh nhân Nguyễn Văn Bình |
Bệnh nhân là ông Nguyễn Văn Bình, SN 1953, ở xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Ông Bình kể, trước đây tôi thường xuyên bị đau ở vùng bụng, đi khám ở bệnh viện huyện thì được chẩn đoán bị sỏi mật phải can thiệp bằng phẫu thuật.
Gia đình đưa ông Bình lên bệnh viện Bạch Mai - một bệnh viện tuyến trên rất nổi tiếng với những giáo sư bác sĩ đầu ngành có kinh nghiệm trong việc khám chữa bệnh. Tại đây, ông Bình cũng được chẩn đoán bị sỏi mật và phải phẫu thuật ngay.
Tưởng mọi việc đã ổn, gia đình ông Bình rất mừng nhưng đêm 21-9-2005, ông Bình thấy tức bụng rất khó chịu và đau dữ dội. Ông đến một phòng khám tư để hỏi nguyên nhân nhưng hôm đó bác sĩ lại bận nên hẹn hôm sau.
Đúng hẹn, ngày 22-9 ông Bình đến phòng khám, có lẽ nghi ngờ ở bụng ông có một ổ áp-xe nên ông bác sĩ tư này trích một vết vào chỗ mủ chảy ra. Sau khi trích, bác sĩ nhìn thấy trong bụng bệnh nhân có dấu hiệu sót gạc, tưởng chỉ một ít nên ông ta quyết định kéo phần gạc bị sót ra. Nhưng kéo được một đoạn khá to rồi vẫn chưa lấy hết được miếng gạc, hoảng quá ông bác sĩ tư gọi người nhà ông Bình vào chứng kiến rồi dùng ôtô riêng chở ông Bình lên bệnh viện Bạch Mai.
Do quá bức xúc trước sự vô trách nhiệm của bệnh viện, người thân gia đình ông Bình đi theo lên bệnh viện khá đông. Sau khi khám cho ông Bình, bệnh viện Bạch Mai quyết định mổ ngay trong ngày để lấy miếng gạc ra.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích - Trưởng khoa ngoại - cho biết: Sau khi nhận được tin, chúng tôi quyết định mổ ngay để cứu bệnh nhân nhưng lúc đó ông Bình đã bị thủng ruột, trong ổ bụng có nhiều dịch tiêu hóa có lẽ do sự can thiệp trước đó. Khi cái gạc được lấy ra, chúng tôi đề nghị đưa bệnh nhân vào phòng dịch vụ (phòng điều trị đặc biệt chỉ có một giường bệnh, giá dịch vụ là 250 ngàn đồng/ngày) điều trị bằng thuốc tốt nhất, bệnh nhân mất ít máu nhưng bệnh viện vẫn quyết định tiếp máu, tiếp đạm để phục hồi nhanh.
Bác sĩ Bích cũng cho biết thêm: mặc dù chưa có kết luận chính thức nhưng chúng tôi nhận định “tai nạn” này xuất phát từ việc làm sai quy trình phẫu thuật. Thông thường một kíp mổ có 6 người trong đó một bác sĩ mổ chính, hai phụ mổ, nhân viên gây mê, một dụng cụ viên... Những dụng cụ phục vụ cho ca mổ được kiểm tra rất nghiêm ngặt, chỉ khi kiểm đủ các dụng cụ này bác sĩ mổ mới đóng bụng bệnh nhân.
Ca mổ của ông Bình ngày 10-8-2005 cũng làm đầy đủ thủ tục này nhưng không hiểu sao trong bụng bệnh nhân vẫn sót miếng gạc y tế to như vậy. Cũng có một số trường hợp quên vì quá căng thẳng, trường hợp bệnh nhân Bình cũng là một ca mổ phức tạp kéo dài mấy giờ đồng hồ.
Người dân vẫn chưa quên trước đây vài tháng, một sai sót tương tự xảy ra tại bệnh viện Việt Đức, hậu quả là bệnh nhân đã tử vong ít ngày sau khi được phẫu thuật lấy gạc ra. Với một bác sĩ phẫu thuật, việc lấy bông gạc ra khỏi ổ bụng bệnh nhân sau mổ là điều tối thiểu phải nhớ, vậy mà không hiểu sao người ta vẫn quên?
(Theo Công An TP.HCM)
▪ Đã xoá điểm đen tự tạo trên QL5 (04/10/2005)
▪ BQL khu di tích Nguyễn Du vừa tiếp nhận bộ sưu tập về Truyện Kiều và Nguyễn Du (06/10/2005)
▪ Biểu tượng của lòng nhân ái, đức hy sinh (06/10/2005)
▪ Giao lưu với các đại biểu Thi đua yêu nước toàn quốc (06/10/2005)
▪ Giáo sư Trần Xuân Trường, một nhà lý luận xuất sắc (06/10/2005)
▪ Đường nào được tăng tốc độ? (06/10/2005)
▪ Để được nhân dân tin cậy (06/10/2005)
▪ Tổng vệ sinh trên cả nước để phòng cúm gia cầm (06/10/2005)
▪ Lũ lớn trên sông Lũy cuốn trôi một người dân (06/10/2005)
▪ Môi trường quận 6 quá bẩn (06/10/2005)