(VietNamNet) - Trên khắp thế giới, chúng ta đã thấy những người khổng lồ như Nike hay McDonald bị trừng phạt như thế nào khi không làm tròn nghĩa vụ đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, sức mạnh đó dường như còn ngủ quên.
Ông Minh và lon nước ngọt coca cola bốc mùi thối chưa nhận được giải thích thoả đáng.
Các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh, nạn hàng giả, hàng không đạt tiêu chuẩn, chất lượng, vệ sinh, hàng hóa và dịch vụ thiếu độ an toàn, giá cả bất hợp lý, việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vấn đề tiêu dùng gây nguy hại đến môi trường.
Vấn đề cung cấp cho người tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đặc biệt là điện, xăng dầu, khí đốt; vấn đề giá cả và độ an toàn của các dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, giao thông, xây dựng… cũng đang gây bức xúc cho người tiêu dùng.
Trong năm 2005, các vụ việc về vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm nước sinh hoạt, bán hàng đa cấp bất chính, rồi điện kế điện tử, trung tâm ngoại ngữ SITC… gây nhiều thiệt hại cho khách hàng.
Người tiêu dùng không biết bảo vệ mình?
Pháp lệnh về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1999, Luật Cạnh tranh 2004 là những công cụ pháp lý quan trọng để người tiêu dùng bảo vệ quyền lợi của mình. Đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh để doanh nghiệp thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng bằng việc đưa ra các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao, giá cả hợp lý, chủng loại đa dạng.
Bên cạnh đó, quyền lợi của người tiêu dùng còn được bảo vệ bởi nhiều quy định trong các văn bản pháp luật khác như Bộ Luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Thương mại, Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Luật Bảo vệ môi trường, Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa, Pháp lệnh Đo lường, Chất lượng…
Ngày Quyền của Người tiêu dùng Thế giới năm nay (15/3), tổ chức Quốc tế Người tiêu dùng (CI) lại một lần nữa phát đi lời kêu gọi đẩy mạnh công cuộc bảo vệ người tiêu dùng ở mỗi quốc gia, với chủ đề “Năng lượng cho mọi người”. |
Hiện nay, Cục Quản lý cạnh tranh được giao chức năng nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và 26 Hội địa phương tại các tỉnh, thành phố là những tổ chức đại diện cho người tiêu dùng. Đây sẽ là những cơ quan, tổ chức sẽ sát cánh hỗ trợ người tiêu dùng Việt Nam trong việc bảo vệ quyền lợi của họ.
Ai sẵn sàng giúp đỡ người tiêu dùng?
Vậy người tiêu dùng biết gì về 8 quyền của mình, về các công cụ pháp lý bảo vệ quyền lợi của mình? Quyền của người tiêu dùng về năng lượng là thế nào? Họ có thể sử dụng những kênh khiếu nại nào khi quyền lợi bị xâm phạm? Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam khuyến cáo gì và sẽ giúp được gì người tiêu dùng? Cục quản lý cạnh tranh đang đưa ra biện pháp gì để giảm thiểu những những công ty kinh doanh bất chính?
Mời quý vị đặt thẳng những thắc mắc, câu hỏi của mình trong chương trình giao lưu trực tuyến lúc 14h chiều ngày 16/3 với bà Mỹ Loan, Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Thương mại) và ông Đỗ Gia Phan, Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.
Mời quý vị đặt câu hỏi trước tại đây
VietNamNet
▪ Nơi bảo tồn nguồn gen quý (15/03/2006)
▪ Phát huy vai trò lãnh đạo của Ðảng đối với tiến trình cổ phần hóa DNNN (15/03/2006)
▪ Gánh nặng dành cho ai? (15/03/2006)
▪ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An thăm Venezuela (15/03/2006)
▪ Công an TP HCM nhận hồ sơ đăng ký hộ khẩu (15/03/2006)
▪ Giả danh tổ chức từ thiện đi quyên góp (15/03/2006)
▪ Chấm dứt hoạt động của SITC Việt Nam (15/03/2006)
▪ Cứ 100 người vi phạm giao thông, 52 người sẵn sàng hối lộ (15/03/2006)
▪ Sai phạm nghiêm trọng từ một dự án cấp đất cho dân (14/03/2006)
▪ Mắc bệnh vì tiếng ồn (14/03/2006)