Phụng sự nhân dân Quả thực, những cái tên Nguyễn Văn Giá, Bùi Đình Tuý, Hồ Ca, Lương Nghĩa Dũng, Võ Văn Quý - những tác giả có ảnh trưng bày trong triển lãm - có lẽ chưa phải là những nhà báo giỏi nghề nhất. Những bức ảnh của họ có lẽ cũng chưa phải là những tác phẩm báo chí xuất sắc nhất, nhưng chúng đã thực sự gây xúc động mạnh mẽ. Một trận đánh, một chiếc xe tăng cháy, giọt nước mắt của một người mẹ, những đứa trẻ chạy trong bom đạn..., tất cả đều chân thực đến kỳ lạ. Ai cũng hiểu để chụp được những bức ảnh đó, các nhà báo - chiến sĩ của chúng ta đã phải lăn lộn, phải gắn bó như thế nào với cuộc chiến tranh giữ nước. Họ đã gắn bó đến tận cùng với tổ quốc, với nhân dân, không tiếc bất cứ thứ gì, kể cả mạng sống của mình. Con số hơn 220 nhà báo - liệt sĩ đã ngã xuống trên khắp các chiến trường của tổ quốc ta đã nói lên tất cả. Hiện nay, đội ngũ báo chí của chúng ta lớn mạnh hơn bao giờ hết với hơn 13.000 nhà báo chuyên nghiệp, hơn 550 đầu báo, tạp chí trong toàn quốc. Điều kiện làm nghề tốt hơn xưa về mọi mặt. Nhà báo đi đâu cũng được trọng vọng. Báo chí được Đảng tin cậy, nhân dân gửi gắm bao hy vọng. Nhưng cũng chính vì thế mà làm báo bây giờ rất khó. Những câu hỏi "viết cho ai, viết để làm gì, viết như thế nào?" lại càng thường xuyên phải đặt ra cho mỗi nhà báo cũng như mỗi cơ quan báo chí. Trong những năm qua, báo chí luôn đi đầu trong việc phát hiện, biểu dương những điển hình tiên tiến, đề xuất những sáng kiến, kiến nghị trong quản lý, điều hành đất nước, báo chí đấu tranh không khoan nhượng với những tệ nạn tham nhũng, lãng phí, trì trệ... Báo chí là vũ khí sắc bén trong việc tuyên truyền những đường lối của Đảng, Nhà nước, là cầu nối giữa Đảng và nhân dân. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực đó, trong đội ngũ báo chí cũng còn không ít những điều chưa tốt: Khuynh hướng thương mại hoá quá đà, một số biểu hiện vụ lợi, sự sa sút đạo đức của một bộ phận nhà báo... Tất cả những biểu hiện tiêu cực đó, suy cho cùng đều do nguyên nhân là đã xa rời lý tưởng cao quý của đội ngũ những người làm báo: Đó là phụng sự nhân dân, gắn bó với nhân dân. Từ chỗ gắn bó với nhân dân, phụng sự nhân dân, mỗi nhà báo mới tự răn mình phải hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật, sống lành mạnh, trong sạch, không lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi và làm trái pháp luật. |
▪ Thước đo chất lượng chính quyền cơ sở (12/08/2005)
▪ Hà Nội: Giá thuê văn phòng sẽ tăng khoảng 10- 15% (13/08/2005)
▪ Tuần Văn hóa Việt Nam tại Rumani (13/08/2005)
▪ Tụt hậu về kinh tế, công nghệ là nguy cơ lớn nhất (13/08/2005)
▪ Hội Nhà báo Việt Nam và các kỳ Ðại hội (13/08/2005)
▪ Ở cho "bén rễ, xanh cây" mới về! (13/08/2005)
▪ Hai bà mẹ Đức và 200 người con Việt Nam (13/08/2005)
▪ Khơi dậy nguồn lực chất xám của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (14/08/2005)
▪ Đối mặt với giá dầu (14/08/2005)
▪ Đề nghị truy tố về tội “Nhận hối lộ” (13/08/2005)