(VietNamNet) – Trên 45 triệu lao động kỳ vọng gì vào Luật Bảo hiểm xã hội? Trong khi “trốn” bảo hiểm xã hội đang là “xu hướng chung” của người sử dụng lao động!
Có trên 4 triệu lao động, trong 10 triệu lao động ở khu vực nhà nước không được đóng bảo hiểm xã hội. Con số còn cao gấp nhiều lần, ở khu vực ngoài quốc doanh.
Hơn 10 giờ đồng hồ, kéo dài từ ngày 7/11 đến cuối giờ sáng 8/11, Đại biểu Quốc hội vừa tranh luận, vừa thảo luận Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) gồm 10 chương, với 112 điều.
Từ bên trong nghị trường ra tận hành lang Hội trường Ba Đình, không khí nóng lên theo thời tiết, với những dấu chấm hỏi đặt ra chung quanh dự Luật.
Bởi, đại biểu quốc hội, những người đại diện cho quyền lợi của hàng chục triệu người lao động trên cả nước, cũng là người lao động và chịu ảnh hưởng bởi dự Luật này, nếu được thông qua.
Đóng BHXH: “Không thể kêu gọi lòng tốt!”
Chỉ tính riêng trong số 10 triệu lao động có quan hệ lao động chủ yếu trong khu vực nhà nước, mới chỉ có 5,93 triệu người tham gia BHXH.
Số lao động làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh tham gia BHXH thấp, chỉ chiếm khoảng 20% tổng số lao động thuộc diện phải tham gia bảo hiểm xã hội.
Theo tờ trình của Chính phủ gởi lên Quốc hội, mặc dù, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đã được mở rộng, nhưng số người tham gia chưa nhiều.
Chính xác hơn là: nhiều doanh nghiệp đã “trốn” đóng BHXH cho người lao động. Điều đó thể hiện qua vịêc nợ BHXH lên đến hàng trăm tỉ đồng. Theo số liệu của BHXH Việt
Trách nhiệm chính thuộc về người sử dụng lao động! Nhưng giải quyết như thế nào? Khi dự Luật chưa đề cập rõ trách nhiệm, chế tài cụ thể đối với người sử dụng lao động vi phạm BHXH.
GS-TS Nguyễn Lân Dũng, Đại biểu Quốc hội nói với PV VietNamNet:
“Để xảy ra tình trạng “trốn” đóng BHXH là do quản lý kém! Việc đóng BHXH không thể kêu gọi như kêu gọi lòng tốt được! Nếu doanh nghiệp không đóng BHXH, thì phải áp dụng các biện pháp pháp lý để buộc họ phải đóng BHXH cho người lao động!
Trách nhiệm của nhà quản lý là không được để cho họ (doanh nghiệp – PV) “trốn” đóng BHXH. Bên cạnh đó, người lao động phải có ý thức đấu tranh cho quyền lợi của mình, thông qua hệ thống Công đoàn, hoặc lên cấp quản lý. Vì người lao động không được đóng bảo hiểm xã hội, là thiệt thòi lớn!”
Cụ thể hơn, ông Nguyễn Đình Xuân, Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh đưa ra giải pháp với VietNamNet:
“Bản thân tôi đi làm 10 năm rồi mà chưa thấy một biên lai đóng tiền BHXH. Vì vậy, phải xem lại quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. BHXH phải đưa vào hợp đồng lao động một cách rõ ràng. Khi BHXH thu tiền bảo hiểm, phải đưa ra một biên lai, thể hiện người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội. Như tiền điện, tiền rác còn có biên lai!
Cầm biên lai thu tiền đó, người lao động mới tin rằng, người sử dụng lao động đã đóng hộ BHXH cho mình rồi. Nếu không thấy biên lai, có nghiã, chủ Doanh nghiệp đã "quỵt" tiền BHXH. Đúng hơn là chủ DN nợ BHXH với người lao động.
![]() |
Trên 45 triệu lao động kỳ vọng gì vào Luật BHXH? Trong khi, hiện nay, chỉ có 20% lao động ngoài quốc doanh được tham gia bảo hiểm. |
Vì khi xảy ra rủi ro, người lao động chịu hậu quả, chứ không phải chủ Doanh nghiệp, cũng không phải BHXH. Từ đó, ta chuyển mối quan hệ này thành mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Lúc này, với hàng trăm người lao động sẽ tạo áp lực lên chủ doanh nghiệp”.
Trên thực tế, người lao động hiện nay thật sự không “mặn” với BHXH. Bởi, một phần người dân hiện nay vẫn chưa có nhận thức đúng và đầy đủ về quyền lợi khi được BHXH. Hoặc, nếu có, người lao động vẫn chưa nhận thấy hết được giá trị và lợi ích thật sự khi được BHXH.
Vì, theo các đại biểu, người lao động vẫn chưa thấy được sự công bằng, trong việc “đóng và hưởng” BHXH.
“Thật ra, đóng BHXH là một hình thức “tích lủy” của người lao động. Thế nhưng, khi người lao động rút số tiền đã “tích lủy” trong một thời gian, thì số thu lại ít hơn nhiều số tiền đã đóng” - ông Nguyễn Đình Xuân, Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh nhận xét thêm.
Để bảo vệ cho người lao động, Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Xinh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị:
“Chế tài đối với vi phạm BHXH cần đưa vào Luật cho rõ ràng. Vì biện pháp phạt vi phạm chưa rắn, khiến doanh nghiệp không sợ, dẫn đến người lao động thiệt thòi!”
Nên xem người lao động là “cổ đông” của quỹ BHXH
Nhìn một góc độ khác, người đóng BHXH chính là “cổ đông” của quỹ BHXH. Vì quỹ BHXH không có nguồn thu khác ngoài nguồn thu của người lao động đóng vào. Nên, người lao động có quyền được quyết định nơi được mình ủy thác.
Đại biểu Nguyễn Đình Xuân nói: “Để thực hiện “quyền cổ đông” của mình, người đóng BHXH có quyền được biết thu chi hằng năm của quỹ BHXH. Theo đó, hàng năm, quỹ BHXH phải có trách nhiệm công bố, thu bao nhiêu, tồn bao nhiêu, đã đầu tư vào những nơi nào và lãi được bao nhiêu?
![]() |
Nên xem người lao động là "cổ đông" của BHXH. Và đưa BHXH thành một loại hình dịch vụ thu lợi, để người lao động thấy được, khi đầu tư vào đó là có lợi. |
Sau đó thông qua cơ quan truyền thông, cổ đông tác động đến cơ quan đại diện cho quyền lợi mình như Liên đoàn Lao động, Văn phòng Chính phủ, hoặc Đại biểu quốc hội, những người thay mặt cho cổ đông, thực hiện quyền giám sát quỹ này”
.Bên cạnh đó, Đại biểu Nguyễn Đình Xuân còn đề nghị, nên đưa BHXH thành một loại hình dịch vụ thu lợi, khiến người lao động thấy được, khi đầu tư vào đó là có lợi.
Như vậy, mới thu hút người lao động đóng BHXH, quan tâm hơn đến BHXH. Nhưng, trước hết, cần thay đổi quy định “đóng – hưởng”, người lao động đóng bao nhiêu, sẽ được hưởng bấy nhiêu, thậm chí có thêm lợi tức từ việc tích lủy thông qua việc đóng BHXH.
Theo quy định hiện nay, chỉ có BHXH Việt
Vì điều này, sẽ khiến cho người lao động dễ dàng lựa chọn “nơi đầu tư” để được làm “cổ đông” có lợi hơn. Và bên cạnh những quy định bắt buộc tham gia BHXH, người lao động tự nguyên tham gia các loại hình BHXH khác, nhằm thu lợi cho bản thân, vừa có ích cho Nhà nước.
▪ Sinh viên và Mỹ Tâm thăm Honda Việt Nam (29/10/2005)
▪ Chỉ yêu chiếc ghế (08/11/2005)
▪ 3 bệnh viện sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân cúm (08/11/2005)
▪ Hai xe buýt đâm nhau, húc đổ cột điện (08/11/2005)
▪ Động đất trên diện rộng ở khu vực Nam Bộ (08/11/2005)
▪ Giết mổ lậu gia cầm vẫn hoành hành ở TP HCM (08/11/2005)
▪ Xe buýt tông nhau, gây mất điện, kẹt xe nhiều giờ liền (08/11/2005)
▪ Phải có biện pháp mạnh và quyết liệt hơn (07/11/2005)
▪ Cơ chế lây truyền, dịch tễ, diễn biến lâm sàng của người bệnh H5N1 có dấu hiệu biến đổi (07/11/2005)
▪ Bắc Giang nỗ lực dập dịch cúm gia cầm (07/11/2005)